Củ cải đường

Đốm lá do nấm Cercospora trên Củ cải đường

Cercospora beticola

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Trên lá, thân và cuống lá xuất hiện những đốm tròn màu nâu nhạt hoặc xám với rìa màu nâu đỏ.
  • Các đốm ấy có thể kết tụ lại, lá chuyển sang màu nâu, quăn lại và chết.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng
Củ cải đường

Củ cải đường

Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh xuất hiện đầu tiên trên các lá già ở tầng lá thấp, sau đó tiến triển sang các lá non. Trên lá và cuống lá xuất hiện các đốm màu nâu nhạt hoặc xám, hình tròn hoặc hình bầu dục (đường kính 2-3 mm). Các khối mô hoại tử ấy có rìa màu nâu đỏ bao quanh. Các đốm ấy thường kết tụ lại và tâm của chúng có thể khô đi và rụng ra, dẫn đến tình trạng hình thành các lỗ thủng trên phiến lá (hiệu ứng lỗ vỡ toét). Lá cũng biến màu dần, đầu tiên chuyển sang màu vàng (úa) sau đó chuyển sang màu nâu khi chúng khô và chết đi. Nhìn từ xa, các cây nhiễm bệnh trông như bị cháy xém và nổi bật giữa vòm cây. Các đốm trên thân và cuống lá có dạng thuôn dài và thường hơi lõm xuống. Trong điều kiện ẩm ướt kéo dài, các mảng nấm màu xám đen, mịn như nhung, có thể hình thành và lan rộng, chủ yếu ở mặt dưới của lá, chính xác hơn là ở bên dưới các đốm lá nêu trên.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Nên sử dụng các loại thuốc sinh học dạng phun trên lá, bao gồm những sản phẩm chứa các loài vi khuẩn như Pseudomonas fluorescens, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus subtilis và nấm Trichoderma asperellum. Ngoài ra, phương pháp xử lý bằng nước nóng có thể được sử dụng để làm sạch nấm trên bề mặt của hạt giống và đảm bảo cho hạt giống khỏe mạnh. Sử dụng các sản phẩm có gốc kim loại đồng (đồng oxychloride) cũng là một phương pháp được chấp nhận để kiểm soát bệnh này trong lĩnh vực canh tác hữu cơ.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét sử dụng một phương thức dung hợp với các biện pháp phòng ngừa kết hợp với các cách thức xử lý sinh học, nếu có thể áp dụng được. Để kiểm soát mầm bệnh này, hãy sử dụng các loại thuốc diệt nấm có gốc triazole (difenoconazol, propiconazole, cyproconazole, tetraconazole, epoxiconazole, flutriafol, v.v.), hoặc benzimidazoles.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh này do loài nấm Cercospora beticola gây ra. Loài nấm này sinh tồn ở tàn dư cây trồng trên bề mặt đất hoặc ở lớp đất phía trên. Nó cũng có thể sống qua mùa đông trên các cây ký chủ thay thế khác như cỏ dại (rau dền, rau muối, cây kế sữa) là nguồn lây nhiễm nấm cho cây củ cải đường. Điều kiện tối ưu cho loài nấm này phát triển là độ ẩm cao (95-100%), thường xuyên có sương đọng và thời tiết ấm. Sử dụng quá nhiều phân đạm cũng làm tăng khả năng nhiễm nấm. Bệnh này thường phân tán không đồng đều trên đồng ruộng, thường diễn ra nghiêm trọng hơn ở những khu vực có độ ẩm cao hơn. Loài nấm này là mầm bệnh hại lá củ cải đường nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Tình trạng nhiễm nấm Cercospora khác biệt với các bệnh gây hại trên lá khác (ví dụ như các bệnh do nấm Alternaria, nấm Phoma và bệnh đốm lá do vi khuẩn) bởi kích thước đốm nhỏ hơn và sự hiện diện của các điểm ố đen ở trung tâm vết bệnh.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Đảm bảo sử dụng hạt giống đã được chứng nhận sạch bệnh.
  • Chọn trồng các giống kháng bệnh, nếu có.
  • Bón vôi bột để tăng độ pH cho đất, nếu đất quá chua.
  • Tránh tưới phun trên tán lá để lá không bị ẩm lâu.
  • Thay vào đó, nên sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt.
  • Tưới cây vào khoảng giữa trưa để lá chóng khô hoàn toàn.
  • Đảm bảo chế độ bón phân cân đối, bao gồm các loại phân lân, mangan và bo.
  • Loại bỏ cỏ dại trên đồng.
  • Loại bỏ các tàn dư cây trồng và tiêu hủy chúng bằng cách chôn sâu hoặc đốt sạch.
  • Cày sâu bằng cày một rãnh để đảm bảo đất thoát nước tốt.
  • Xới đất sau khi thu hoạch để phá vỡ lớp vỏ đất và cải thiện độ thoáng khí của đất.
  • Lên kế hoạch luân canh trong 2-3 năm.

Tải xuống Plantix