Cordana musae
Nấm
Các đốm màu vàng hoặc nâu nhạt, hình bầu dục hoặc hình con mắt xuất hiện gần mép của lá ở tầng thấp. Theo thời gian, các đốm này lan rộng và các mô ở khu vực trung tâm của chúng bị chết và dần dần hình thành một vùng đồng tâm rõ ràng. Những đốm này có thể phát triển dài ra dọc theo các đường gân khi lá mọc. Một số đốm có thể kết lại để tạo thành các mảng mô chết khác lớn được bao quanh bởi các mô màu vàng. Khi mép lá bị nhiễm, các đốm đồng tâm nhỏ phát triển, sau đó các mô chết tạo thành các sọc dài có màu nâu nhạt. Các đường sọc này đôi khi mở rộng đến gân giữa. Lá bị bệnh có thể khá dễ thấy vì các khu vực bị nhiễm bệnh thường được bao quanh bởi một quầng sáng màu vàng tươi.
Chưa có giải pháp sinh học đơn thuần nào chống lại bệnh này. Do đó, việc quản lý hợp lý vườn chuối là rất quan trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể phun các chế phẩm đồng hữu cơ, ví dụ như hỗn hợp Bordeaux 1%, lên các khu vực bị nhiễm bệnh.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Do có một số bệnh đốm lá khác nhau ở chuối nên cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang đối phó với bệnh đốm lá Cordana mà không phải là bệnh đốm lá tàn nhang hay đốm lá Sigatoka. Trong trường hợp nghiêm trọng, dùng mancozeb 0,4% hoặc các chế phẩm từ dầu có chứa đồng oxy clorua 0.2-0.4%. Nên dùng các loại thuốc diệt nấm như chlorothalonil hoặc mancozeb và thuốc diệt nấm qua rễ, ví dụ như tebuconazole hoặc propiconazol. Đảm bảo phun thuốc lên cả lá ở trên ngọn.
Các triệu chứng này là do loài nấm Cordana musae gây ra. Còn được gọi là đốm lá Cordana, bệnh này là một trong những bệnh nấm quan trọng nhất thường gặp ở chuối, phổ biến ở hầu hết các vùng trồng chuối. Mầm bệnh lan truyền qua nước phun bắn và gió, khiến bệnh lan rộng đến các cánh đồng gần đó. Sự phát triển của nấm trở nên mạnh mẽ trong điều kiện nóng ẩm và có mưa thường xuyên. Tổn hại lá do bệnh này gây ra làm giảm đáng kể diện tích quang hợp và năng suất của cây trồng.