Khác

Bệnh gỉ sét hại Đậu lăng

Uromyces viciae-fabae

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Các đốm trắng hơi phồng xuất hiện ở mặt trên lá.
  • Các đốm lớn dần, hóa thành dạng bột màu cam được bao quanh bởi một quầng sáng màu hơn.
  • Các nốt mụn xuất hiện ở cả hai mặt lá, thân và quả.
  • Lá rụng, cây phát triển còi cọc và chết sớm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

3 Cây trồng
Đậu gà & Đậu xanh
Đậu lăng
Đậu Hà Lan

Khác

Triệu chứng

Lá, thân và quả đều có thể bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng đầu tiên là các đốm nhỏ màu trắng hơi phồng xuất hiện ở mặt trên lá. Khi các đốm lớn dần, chúng chuyển thành dạng bột màu cam hoặc nâu, thường được bao quanh bởi một quầng sáng màu hơn. Sau đó, các nốt mụn như thế được tìm thấy ở cả hai mặt lá, thân và quả. Ở giai đọạn sau của bệnh, các nốt mụn thứ cấp phát triển ngay trong các nốt mụn ban đầu, hình thành nên dạng chữ O với một chấm ngay trung tâm. Sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh gỉ sét phụ thuộc phần lớn vào điều kiện khí hậu thịnh hành ở nơi trồng trọt. Bệnh phát triển nhanh ở cây khi nhiệt độ cao hơn 20ºC và có thể thực sự bao trùm cả ruộng vườn. Cây bị nhiễm bệnh nặng thường bị rụng lá, phát triển còi cọc và chết sớm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến nay, không có chất kiểm soát sinh học nào để khống chế mầm bệnh này. Phun dầu sầu đâu, dầu cây cọc rào (jatropha) hoặc dầu mù tạc để phòng ngừa có hiệu quả trong việc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh và cho sản lượng tốt hơn so với kế hoạch khống chế sau khi phát hiện bệnh.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Cho đến nay, các biện pháp xử lý hạt giống bằng các sản phẩm hóa chất là phenylmercury acetate và diclobutrazole đã được sử dụng để giảm thiểu quá trình lây nhiễm thông qua hạt giống. Phun các loại thuốc diệt nấm lên lá ngay sau khi phát hiện các triệu chứng, sau đó phun thêm hai lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày để giảm thiểu khả năng lây lan và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có thể sử dụng các sản phẩm thuốc diệt nấm như flutriafol và metalaxyl để khống chế bệnh gỉ sét ở đậu lăng. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các sản phẩm khác bao gồm công thức có chứa mancozeb, chlorothalonil và kim loại đồng.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên được gây ra bởi loài nấm có tên khoa học là Uromyces viciae-fabae. Loài nấm này sinh tồn trên các tàn dư cây trồng, cỏ và cây mọc dại trong điều kiện không có cây trồng trên đồng ruộng. Chúng cũng thể lan truyền qua hạt giống như là các mầm bệnh đồng thời. Chúng có số lượng loài cây ký chủ không nhiều, ngoài đậu lăng còn có đậu tằm và đậu hà lan. Khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ khoảng 17 đến 25°C và lá ướt trong thời gian dài), chúng tạo ra các bào tử phát tán theo gió khá xa và lan truyền sang các cây hoặc ruộng vườn khác. Những phương cách lây lan khác của loài nấm này là thông qua tàn dư của cây trồng được di chuyển từ ruộng vườn này sang ruộng vườn khác, thông qua những cây bị nhiễm bệnh làm thức ăn gia súc, và thông qua quần áo, công cụ và trang thiết bị bị nhiễm nấm khi làm vườn. Bệnh này được xem là mối đe dọa cao về mặt kinh tế do khả năng lây lan của nó.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Đảm bảo sử dụng các hạt giống khỏe mạnh từ các nguồn cung được chứng nhận.
  • Chọn các giống kháng bệnh, nếu có.
  • Luân canh với cây trồng không phải là cây ký chủ của mầm bệnh này.
  • Dọn sạch cỏ dại và cây mọc dại trên đồng ruộng.
  • Giám sát đồng ruộng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Cẩn trọng để không mang các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh qua lại giữa các đồng ruộng và nông trại.
  • Vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ, trang thiết bị canh tác sau khi làm việc trên đồng ruộng.
  • Loại bỏ và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh bằng cách đốt sạch, cho gia súc ăn hoặc vùi trong lòng đất sau khi thu hoạch.
  • Thay đổi ngày gieo trồng trong mùa vụ để tránh các triệu chứng bệnh tồi tệ nhất.

Tải xuống Plantix