Đậu lăng

Bệnh thán thư hại đậu lăng

Colletotrichum truncatum

Nấm

Tóm lại

  • Thoạt đầu, các vết tổn thương xuất hiện đầu tiên ở các phần thân bên dưới, về sau phát triển dần lên trên.
  • Lá xuất hiện các dấu hiệu hoại tử (chết mô).
  • Những vết tổn thương màu xám ngả ánh vàng phát triển trên các lá chét ở phía dưới.
  • Lá chét bị nhiễm bệnh nặng thường chết sớm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng
Đậu lăng

Đậu lăng

Triệu chứng

Bệnh thán thư có triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện các vết tổn thương trên lá, thân, quả và hạt. Các mảng mô chết hình bầu dục, màu xám ngả ánh vàng và đường viền màu nâu sẫm, phát triển trên các lá chét trưởng thành. Trong những trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng, các lá chét ấy héo úa, khô và rụng đi, dẫn đến tình trạng cây bị rụng lá. Trên thân, các vết tổn thương kéo dài, lõm vào có có màu nâu với đường viền màu sẫm hơn. Khi chúng lớn dần, các vết tổn thương ấy có thể bao phủ gốc thân và bóc từng khoanh vỏ của chúng, khiến cây héo úa dần và chết đi. Quả xuất hiện các vết tổn thương tròn và lõm với đường viền màu nâu đỏ và phần trung tâm màu đỏ. Đôi khi, phần giữa của chúng rỉ ra nước dịch màu hồng ánh cam. Hạt bị nhiễm bệnh co nhăn và biến màu. Nhìn tổng thể, sức sống của cây bị giảm sụt nghiêm trọng và chúng có thể ngả đổ khi gặp các điều kiện thời tiết bất lợi.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Đối với một số loài nấm có liên quan (trên các loài cây trồng khác), biện pháp ngâm hạt giống trong nước nóng 52°C suốt 30 phút đã cho thấy hiệu quả khống chế bệnh hại này ở một mức độ nhất định. Nên tuân thủ chính xác mức nhiệt độ và thời gian tiến hành biện pháp ấy để đảm bảo hiệu quả như mong đợi. Các tác nhân sinh học cũng có thể góp phần khống chế quá trình lây nhiễm. Loài nấm Trichoderma harzianum và vi khuẩn Pseudomonas fluorescens được sử dụng để xử lý hạt giống với hiệu quả cạnh tranh với một số loài nấm thuộc chi Colletotrichum.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Các biện pháp xử lý hạt giống có thể được áp dụng đối với những trường hợp lây nhiễm từ hạt giống. Nên sử dụng nhiều loại thuốc diệt nấm khác nhau để phun lên lá trước khi cây ra hoa, phun lập lại nếu các điều kiện môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển. Các sản phẩm có gốc pyraclostrobin, chlorothalonil, prothioconazole hay boscalid đã được sử dụng và đạt kết quả kiểm soát bệnh hại một cách thành công. Một số trường hợp kháng thuốc đã được ghi nhận đối với các loại sản phẩm nêu trên.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ loài nấm có tên khoa học là Colletotrichum truncatum. Loài nấm này có thể sinh tồn ở hạt giống, trong đất và tàn dư cây trồng lên đến 4 năm. Chúng có hai cách lan truyền từ cây này sang cây khác. Lây nhiễm sơ cấp khi các bào tử nấm phát triển trong đất tấn công cây con đang nhú, sau đó phát triển trong các mô cây một cách có hệ thống. Trong các trường hợp khác, bào tử phát tán nhờ nước mưa hắt xuống lá ở tầng thấp hơn và bắt đầu lan tràn dần lên trên. Về sau, nấm tạo ra thêm bào tử tại những vết tổn thương do chúng tạo ra ở các mô cây (các vệt đen hay sẫm màu). Các bào tử ấy phát tán nhờ nước mưa hắt đến các bộ phận bên trên của cây hoặc sang các cây khác (lây nhiễm thứ cấp). Các mức nhiệt độ từ mát đến ấm (tối ưu là 20 đến 24°C), các loại đất có độ pH cao, thời gian lá ẩm ướt kéo dài (18 đến 24 giờ), mưa thường xuyên và tán lá dày đặc là các điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Những cây chịu áp lực về mặt dinh dưỡng đặc biệt mẫn cảm với bệnh hại này. Trong những trường hợp tồi tệ, tổn thất thu hoạch có thể đạt đến mức 50%.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng hạt giống từ những cây khỏe mạnh hoặc từ các nguồn cung đã được chứng nhận.
  • Chọn gieo trồng các giống có sức đề kháng cao với bệnh này, nếu có.
  • Gieo thưa để giữ khoảng cách rộng giữa các cây sau này.
  • Tuân thủ chế độ luân canh tối thiểu là 4 năm với các loài cây không phải là ký chủ của bệnh này.
  • Không nên trồng đậu lăng ở ruộng vườn đã từng nhiễm bệnh này trước đó.
  • Loại bỏ những cây đậu lăng mọc tự nhiên trong và quanh ruộng vườn.
  • Không nên trồng các loài đậu Hà Lan hoặc đậu tằm vì chúng là cây ký chủ thay thế của bệnh này.
  • Đừng chôn vùi tàn dư cây trồng vì điều đó có thể truyền mầm bệnh nấm đến mùa vụ kế tiếp.
  • Thay vì vậy, hãy để yên tàn dư cây trồng trên nền đất ruộng vườn để nấm phân hủy chúng nhanh hơn.
  • Tránh áp dụng các chiến lược không canh tác vì điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Tải xuống Plantix