Glomerella cingulata
Nấm
Loài nấm gây bệnh thán thư này gây ra một loạt các triệu chứng, tùy thuộc vào mô cây bị tấn công và thời tiết. Những đốm lõm nhỏ có nhiều màu sắc khác nhau xuất hiện trên lá, thân, hoa hoặc quả, thường được bao quanh bởi một quầng sáng màu vàng khá rõ rệt. Sau đó, các đốm trên lá lan rộng, hình thành các vết thương tổn và có thể bao phủ phần lớn phiến lá. Lá chuyển sang màu vàng và có thể rụng sớm dẫn đến hiện tượng rụng lá. Các đốm trên quả có màu nâu ngả nâu sẫm, ban đầu là hình tròn, sau đó chuyển sang hình dạng không đồng đều khi chúng lan rộng. Sau đó, quả mềm đi và quá trình thối rữa phát triển trong các lớp áo hạt khiến chúng chuyển sang màu xám đen hoặc đen nhưng không chảy nước. Bệnh thán thư cũng có thể tấn công các cành nhánh khiến cành nhánh thối mục với triệu chứng là các khu vực mô cây bị nhiễm bệnh, lõm vào với các mép sưng phồng. Thân cây bị nhiễm bệnh đôi khi xuất hiện các triệu chứng tróc vỏ và héo khô.
Các tác nhân kiểm soát sinh học được biết đến là các loài nấm cạnh tranh như Aspergillus flavus, Hypocrea rufa, Hyponectria tuberculariformis và Nectriella muelleri, trong số đó chỉ có nấm Aspergillus flavus là tác nhân đối kháng thực sự. Những loài nấm còn lại là các tác nhân ký sinh trùng hoặc mầm bệnh đối với loài nấm gây bệnh thán thư này.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Có thể áp dụng biện pháp phun thuốc phòng ngừa lần đầu tiên khi cây bắt đầu ra hoa trong các điều kiện môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Sau đó phun tiếp hai lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, nếu xét thấy cần thiết. Các hoạt chất có thể sử dụng là propiconazole, mancozeb hoặc sản phẩm kết hợp giữa mancozeb và tricyclazole. Chỉ phun các loại thuốc diệt nấm đã được đăng ký chính thức để sử dụng trên cây lựu. Điều quan trọng là phải tuân thủ nồng độ sử dụng theo quy định cụ thể và sử dụng các loại thuốc diệt nấm theo các cơ chế tác động khác nhau để ngăn ngừa tình trạng nấm kháng thuốc.
Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ loài nấm có tên khoa học là Glomerella cingulata. Chúng sống qua mùa đông trên tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh trên bề mặt đất hoặc trong quả khô. Vào mùa xuân, bào tử của nấm phát tán nhờ nước mưa hắt hoặc gió, lây nhiễm nấm đến các cành nhánh hoặc cây lân cận. Cây dễ nhiễm bệnh nhất vào các giai đoạn ra hoa và phát triển quả. Các tổn thương do gai của cây, côn trùng và động vật tạo ra là điều kiện thuận lợi cho quá trình lây nhiễm nấm. Lượng mưa thường xuyên, độ ẩm cao (50-80%) và nhiệt độ ở mức 25-30°C là điều kiện có lợi cho vòng đời phát triển của nấm. Tuy nhiên, bệnh thường không hoạt động trong mùa khô. Ngay cả nhiễm bệnh nhẹ cũng có thể gây tổn hại về mặt mỹ quan đối với quả và rút ngắn thời gian bảo quản. Các loài cây ký chủ khác của loài nấm này bao gồm xoài, ổi và đu đủ.