Alternaria sp.
Nấm
Nấm A. arachidis tạo ra những đốm nhỏ màu nâu, hình dạng không đều được bao quanh bởi một quầng sáng màu vàng trên lá (đốm lá). Nấm A. tenuissima gây ra vết bệnh tàn rụi hình chữ 'v' ở chóp lá non. Về sau, các tổn thương màu nâu sẫm lan rộng đến gân giữa và toàn bộ chiếc lá có biểu hiện tàn rụi, cuộn vào trong và trở nên giòn (tàn rụi lá). Nấm A. Alternata gây ra các tổn thương nhỏ hình tròn hay hình dạng không đều và lan ra toàn bộ lá. Thoạt đầu, các tổn thương ấy có biểu hiện úa vàng và sũng nước. Về sau, chúng lan rộng và có biểu hiện hoại tử và ảnh hưởng đến các gân liền kề (đốm lá và hoại tử gân lá). Các phần trung tâm của tổn thương nhanh chóng khô đi và phân rã, khiến lá trông có vẻ xơ xác, và dẫn đến tình trạng cây rụng lá.
Cho đến nay, chưa có phương pháp xử lý sinh học nào có hiệu quả đối với các bệnh này. Phun đồng oxychloride ở liều lượng 3g/ lít sau khi xuất hiện các triệu chứng rất hiệu quả trong việc khống chế bệnh này.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Các biện pháp kiểm soát hóa học bao gồm phun mancozeb (3 g/lít nước) lên lá sau khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên.
Các triệu chứng bệnh nêu trên phát sinh từ ba loại nấm sống trong đất thuộc họ Alternaria. Hạt bị nhiễm bệnh có thể là nguồn lây nhiễm đầu tiên. Nếu các hạt giống bị nhiễm nấm được gieo trồng và điều kiện môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, tổn thất nghiêm trọng có thể xảy ra. Quá trình lây nhiễm thứ cấp từ cây này sang cây khác diễn ra nhờ gió và các loài côn trùng. Nhiệt độ trên 20°C, độ ẩm ướt trên lá kéo dài và độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan của bệnh. Tình trạng nhiễm bệnh có thể trở nên nghiêm trọng đối với cây lạc được tưới sau mùa mưa. Tùy thuộc vào sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh, năng suất củ có thể giảm đến mức 22% và năng suất chùm củ có thể giảm đến mức 63%.