Lúa nước

Bệnh bỏng lá hại lúa

Monographella albescens

Nấm

Tóm lại

  • Các tổn thương màu nhạt bủng nước - bắt đầu từ chóp lá.
  • Các tổn thương liên tục lan rộng, làm bỏng phiến lá.
  • Lá héo.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Các triệu chứng gắn liền với bệnh bỏng lá lúa thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, giống lúa và mật độ lúa trồng trên đồng. Trong hầu hết các trường hợp, các tổn thương sũng nước bắt đầu phát triển tại chóp hay mép lá. Về sau, các tổn thương lan rộng và tạo ra dạng khoang màu nâu vàng nhạt và nâu sẫm xen kẽ nhau, bắt đầu từ chóp lá hay mép lá. Các tổn thương liên tục lan rộng dẫn đến tình trạng tàn rụi phần lớn phiến lá. Các khu vực bị nhiễm bệnh khô đi, khiến lá trông giống như bị bỏng. Tại một số vùng trồng lúa, các tổn thương hiếm khi phát triển thành dạng khoanh màu xen kẽ, và chỉ biểu hiện rõ triệu chứng bỏng lá.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến nay, chưa có ghi nhận bất cứ biện pháp thay thế nào để đối phó với bệnh này.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. xử lý hạt giống bằng cách ngâm hạt trong thiophanate-methyl có hiệu quả giảm thiểu khả năng nhiễm. Trên đồng, phun trên lá các loại thuốc diệt nấm có gốc mancozeb, thiophanate methyl với liều lượng 1,0g/lít hay đồng oxychloride có thể giảm đáng kể khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của bệnh bỏng lá hại lúa này. Kết hợp các loại hóa chất nêu trên cũng có hiệu quả tốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thường phát triển muộn trong mùa vụ, xuất hiện trên các lá già và phát triển thuận lợi trong thời tiết ẩm, chế độ bón phân đạm cao và mật độ cây dày. Phân đạm ở mức từ 40 kg/héc-ta trở lên thường dẫn đến khả năng xuất hiện bệnh bỏng lá lúa cao hơn. Bệnh phát triển nhanh hơn trên lá bị tổn thương cơ học. Các nguồn lây nhiễm là hạt giống và các gốc rạ còn sót lại từ mùa trước. Để phân biệt bệnh bỏng lá và bệnh bạc lá, cắt lá và ngâm lá trong nước sạch độ 5-10 phút, nếu không có dịch rỉ ra thì đó là bệnh bỏng lá lúa.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Nếu có thể, sử dụng các giống có sức đề kháng cao.
  • Nên cấy mạ thưa.
  • Duy trì hàm lượng si-líc ở mức cao trong đất để giảm thiểu khả năng xảy ra bệnh và đạt thu hoạch cao hơn.
  • Tránh bón quá nhiều đạm trong quá trình bón phân cho lúa.
  • Chia nhỏ lượng phân đạm để bón trong giai đoạn lúa đẻ nhánh.
  • Loại bỏ cỏ dại trong và quanh đồng ruộng.
  • Cày sâu bên dưới gốc ra và loại bỏ các bộ phận của lúa bị nhiễm bệnh.

Tải xuống Plantix