Magnaporthe salvinii
Nấm
Các triệu chứng thường gặp sau giai đoạn đẻ nhánh. Các triệu chứng ban đầu là các tổn thương nhỏ màu đen không đồng đều xuất hiện bên ngoài bẹ lá gần mặt nước. Khi bệnh tiến triển, các thương tổn ấy lan rộng dần, thâm nhập vào bên trong bẹ lá và cọng lá, hình thành các vết thương tổn màu nâu đen. Cuối cùng, một hoặc hai lóng thân bị thối và gãy khục (chỉ có lớp biểu bì còn nguyên vẹn), dẫn đến tình trạng lúa bị đổ rạp, bông không mẩy và hạt màu trắng phấn hoặc gié lúa chết. Hệ sợi nấm màu xám đậm xuất hiện bên trong phần thân rỗng bị nhiễm nấm, cùng với sự hình thành các hạch nấm nhỏ, lốm đốm đen ở mặt trong.
Các phương pháp kiểm soát sinh học đối với bệnh thối thân ở lúa bao gồm thực hiện chế độ quản lý tốt đồng ruộng và sử dụng các tác nhân sinh học đối kháng.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Sử dụng các loại hóa chất có gốc validamycin hay hexaconazole nồng độ 2 ml/l, propiconazole nồng độ 1 ml/l hay thiophanate methyl nồng độ 1,0g/lít nước, hai lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, thông thường là từ giữa giai đoạn lúa đẻ nhánh, hay vào thời điểm bệnh mới manh nha.
Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ loài nấm có tên khoa học là Magnaporthe salvinii. Loài nấm này sống qua mùa đông trong các mô cây đã chết hoặc trong đất. Về sau, khi điều kiện môi trường thích hợp hơn (độ ẩm cao, hàm lượng đạm cao), các bào tử của chúng phân tán khắp nơi nhờ nước mưa bắn và tưới tiêu. Khi rơi lên lá lúa, bào tử bám lấy bề mặt lá và sinh ra một ống mầm xuyên qua lớp biểu bì của lá. Quá trình này trở nên dễ dàng hơn đối với các lá lúa đã có vết thương cơ học do hoạt động canh tác của con người hay sâu bọ tấn công gây ra. Mức độ nghiêm trọng của bệnh gia tăng khi lúa bước vào giai đoạn trưởng thành. Ở các vùng nhiệt đới, các thời kỳ độ ẩm cao sau khi thu hoạch là giai đoạn thích hợp cho vòng đời phát triển của loài nấm này.