Đậu tương

Bệnh thối đen ở Đậu tương

Macrophomina phaseolina

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Các triệu chứng xuất hiện vào giai đoạn cây ra hoa trong thời tiết khô ấm.
  • Các cây có sức sống thấp bắt đầu khô héo vào những giờ nóng nhất trong ngày.
  • Lá non chuyển sang màu vàng và quả không chịu mẩy.
  • Các mô bên trong rễ và thân cây xuất hiện tình trạng biến màu, sần sùi, chuyển sang màu nâu ngả đỏ.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu tương

Triệu chứng

Bệnh có thể phát triển ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của cây nhưng cây mẫn cảm với bệnh này hơn cả khi bắt đầu bước vào giai đoạn nở hoa. Thông thường, các triệu chứng có biểu hiện rõ ràng trong các thời kỳ thời tiết khô nóng kéo dài. Cây có biểu hiện thiếu sức sống, bắt đầu khô héo vào những giờ nóng nhất trong ngày rồi phục hồi phần nào vào ban đêm. Lá non chuyển sang màu vàng và quả không chịu mẩy. Rễ và thân có biểu hiện thối rữa với dấu hiệu đặc trưng là các mô bên trong rễ và thân biến màu, sần sùi, chuyển sang màu nâu ngả đỏ. Các đốm đen phân bố ngẫu nhiên ở gốc thân cũng là một triệu chứng cho thấy nấm đang phát triển trong cây.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Các giống thuộc chủng nấm Trichoderma spp ký sinh các loài nấm khác, bao gồm cả loài nấm Macrophomina phaseolina. Bón vào đất chế phẩm nấm đề kháng Trichoderma viride đã được làm giàu (5 kg trên 250 kg phân trùn quế hay phân chuồng (FYM)) vào thời điểm gieo hạt góp phần giảm thiểu đáng kể khả năng xảy ra bệnh. Các biện pháp kiểm soát sinh học khác bao gồm việc sử dụng vi khuẩn Rhizobium sp. để khống chế loài nấm hại này.

Kiểm soát hóa học

Luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Không có biện pháp sử dụng thuốc diệt nấm để xử lý hạt giống hay phun lên lá nào có thể khống chế bệnh thối đen một cách triệt để. Xử lý hạt giống bằng thuốc mancozeb với liều lượng 3 gr/kg hạt giống có thể cho phép giảm thiểu khả năng phát triển của mầm bệnh ở giai đoạn gieo hạt. Bón Kali tinh (MOP) với liều lượng 80 kg/héc-ta được chia thành hai lần bón cũng giảm thiểu được mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối đen ở đậu tương xuất phát từ loài nấm có tên khoa học là Macrophomina phaseolina. Loài nấm này sống sót qua mùa đông trong các tàn tích của cây trên đồng hoặc trong đất, nhiễm sang cây trồng thông qua rễ cây ngay từ đầu mùa vụ. Các triệu chứng có thể âm ỉ cho đến các điều kiện môi trường khắc nghiệt (ví dụ như thời tiết khô nóng) khiến cây gánh chịu áp lực bất lợi và suy yếu đi. Thiệt hại do nấm gây ra ở các mô bên trong rễ cây gây ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động vận chuyển nước của cây ở thời kỳ cần thiết nhất như thế. Khác với các loài nấm mốc khác, hoạt động và quá trình phát triển của nấm gây bệnh thối đen ở đậu tương diễn ra thuận lợi trong các loại đất khô và nóng (từ 27 đến 35°C).


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống có sức chống chịu cao, nếu có.
  • Tránh gieo hạt ở mật độ cao trên đồng.
  • Thường xuyên tưới nước cho đồng ruộng trong thời tiết khô nóng.
  • Cày sâu vào mùa hè có thể giảm thiểu vật mang mầm bệnh trong đất.
  • Sử dụng các giống đậu phát triển sớm hay phát triển muộn tùy thuộc vào mô hình thời tiết nơi trồng.
  • Luân canh đậu tương với các loài cây không phải là ký chủ của loài nấm gây bệnh này, ví dụ như lúa mì, hoặc lên kế hoạch bỏ hoang đất một quãng thời gian.

Tải xuống Plantix