Đậu tương

Bệnh thối thân ở Đậu tương

Diaporthe caulivora

Nấm

Tóm lại

  • Các tổn thương màu nâu đỏ ở gốc các nhánh ở tầng thấp và cuống lá.
  • Các mảng loét kéo dài màu nâu sẫm lan quanh thân.
  • Quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây bị cản trở, dẫn đến tình trạng vàng lá giữa các gân.
  • Các tổn thương ấy khiến lá chết đi nhưng vẫn dính trên thân.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu tương

Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu xuất hiện dưới dạng các tổn thương nhỏ màu nâu đỏ ở gốc các nhánh và cuống lá ở tầng thấp. Về sau, các tổn thương lan dần lên trên và xuống dưới dọc theo thân và chuyển thành màu nâu sẫm. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là các mảng xanh và nâu liền kề nhau dọc theo chiều dài của thân. Tình trạng lỡ loét gây thiệt hại các mô bên trong thân và cản trở quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây. Tình trạng úa vàng giữa các gân lá xuất hiện trên lá. Về sau, lá chết đi nhưng vẫn bám dính trên thêm. Các bộ phận của cây bên trên các vết tổn thương có thể chết đi và quá trình hình thành quả bị tổn hại nghiêm trọng.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Nếu có thể, hãy xem xét đến giải pháp xử lý dung hợp với các sản phẩm thuốc diệt nấm sinh học.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Các loại thuốc diệt nấm có thể giúp khống chế quá trình lây nhiễm nhưng kết quả thu được còn tùy thuộc vào thời điểm sử dụng, các điều kiện môi trường và loại thuốc được sử dụng. Khi xét thấy cần thiết, nên sử dụng các loại sản phẩm có chứa mefenoxam, chlorothalonil, thiophanate-methyl hay azoxystrobin trong các giai đoạn sinh trưởng và sinh sản của cây.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối thân ở đậu tương phát sinh từ loài nấm sống trong đất có tên khoa học là Diaporthe phaseolorum. Có hai chủng nấm khác nhau gây nên bệnh thối thân ở đậu tương tại miền Nam và miền Bắc. Chúng sống qua mùa đông trên hạt giống hoặc trong tàn dư của cây bị nhiễm nấm trước đó. Nấm tấn công cây trong giai đoạn sinh trưởng đầu mùa vụ nhưng các triệu chứng bệnh chỉ có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn sinh sản của cây. Các điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm ướt kéo dài, đặc biệt là vào đầu mùa vụ, là yếu tố thuận lợi để nấm phát triển và lây nhiễm. Các thói quen làm đất không đúng quy cách cũng là một yếu tố giúp bệnh phát triển.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng các giống đậu tương có sức chống chịu hay đề kháng cao.
  • Sử dụng các hạt giống được chứng nhận là không bị nhiễm mầm bệnh.
  • Trồng muộn so với mùa vụ.
  • Duy trì chế độ bón phân cân bằng các chất dinh dưỡng.
  • Luân canh đậu tương với các loài cây trồng không phải là ký chủ của bệnh này, ví dụ như ngô, lúa mì, lúa miến..., tối thiểu là hai năm.
  • Làm cỏ trong và quanh đồng.
  • Thu hoạch càng sớm càng tốt để tránh các thời kỳ ẩm ướt.
  • Cày sâu để phơi đất dưới ánh nắng mặt trời và gió.
  • Vùi sâu các tàn dư của cây trồng sau khi thu hoạch.

Tải xuống Plantix