Sarocladium oryzae
Nấm
Các triệu chứng ban đầu là các đốm hình thuôn dài không đều xuất hiện trên bẹ lá (0,5 – 1,5 mm). Các đốm này có đặc điểm đặc trưng là phần trung tâm màu xám và viền màu nâu, thường kết hợp với tình trạng thối bẹ và bạc màu bẹ lá. Trong các trường hợp nhiễm nặng, các bẹ non có thể không mọc ra. Các bẹ lá bị ảnh hưởng có thể xuất hiện tình trạng nấm phát triển mạnh với biểu hiện là lớp bột trắng ở bề mặt bên ngoài. Hạt của các bông đã trổ bị bạc màu và mất sức sống. Ở các bông không trổ nổi, hoa lúa chuyển sang màu nâu đỏ đến nâu sẫm. Tình trạng nhiễm bệnh gây thiệt hại cao nhất khi xảy ra ở giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa và có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Các loài vi khuẩn như Rhizobacteria Pseudomonas fluorescens được phân lập từ lúa và các cây thuộc họ Cam chanh là độc chất đối với loài nấm gây bệnh thối bẹ lá lúa, góp phần giúp cây giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh và cho năng suất cao hơn. Nấm Bipolaris zeicola là loài có tiềm năng đối kháng với bệnh thối bẹ lá, với khả năng ức chế hoàn toàn quá trình phát triển hệ sợi của loài nấm S. Oryzae gây bệnh thối bẹ lá. Tính chất diệt nấm của các dạng chiết xuất từ lá và hoa của loài cúc vạn thọ nhỏ (Tagetes erecta) cũng ức chế hệ sợi của loài S. oryzae ở mức độ 100%.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Trong các trường hợp nhiễm nặng, sử dụng các loại thuốc diệt nấm như mancozeb, copper oxychloride hay propiconazole (thường là với liều lượng 1 ml/lít nước) trong giai đoạn lúa đứng cái và trổ gié cách mỗi tuần một lần có thể giảm thiểu tình trạng xảy ra bệnh. Sử dụng thuốc diệt nấm như mancozeb để xử lý hạt trước khi gieo cũng có hiệu quả tốt.
Thối bẹ lá chủ yếu là một bệnh xuất phát từ hạt giống do loài nấm có tên khoa học là Sarocladium oryzae và, trong một số trường hợp, loài nấm có tên khoa học là Sacroladium attenuatum. Các loài nấm này tồn tại ở những bộ phận còn lại của cây lúa sau khi thu hoạch, và có thể tiếp tục lây nhiễm ở các mùa vụ tiếp theo. Khả năng lan truyền gia tăng khi mật độ cấy dày và xảy ra đối với những cây mang các vết tổn thương do côn trùng gây ra trong giai đoạn bắt đầu trổ bông. Bón các loại phân kali, canxi sul-phat hay kẽm ở giai đoạn lúa đẻ nhánh giúp các mô tại thân và lá cứng cáp, từ đó tránh được những thiệt hại quá mức. Bệnh này cũng thường xảy ra đối với những cây đã suy giảm sức đề kháng do nhiễm các bệnh do vi-rút. Nhiệt độ cao (20-28°C) và độ ẩm cao là điều kiện thích hợp để bệnh này phát triển.