Ceratocystis paradoxa
Nấm
Nấm hại xâm nhập củ chuối dùng để trồng thông qua các vết cắt hoặc các vết thương tổn do côn trùng gây ra. Sau đó, nấm lan nhanh thông qua các mô bên trong khiến các mô chuyển sang màu đỏ, màu nâu đen rồi đến màu đen. Quá trình thối rữa dẫn đến sự hình thành các hốc và tỏa ra mùi dứa chín giập đặc trưng có thể kéo dài suốt nhiều tuần. Bộ rễ của những cây nhiễm bệnh không phát triển được, các chồi non không thể hình thành hoặc, nếu đã hình thành, phát triển còi cọc hay thối đen rồi chết đi.
Nếu trồng muộn so với mùa vụ, hãy xử lý củ chuối sử dụng để trồng trong nước nóng (ở mức 51°C) suốt 30 phút trước khi trồng. Giám sát vườn chuối để phát hiện những cây không mọc chồi và đốn tách chúng ra để tìm kiếm các dấu hiệu của triệu chứng bệnh (thối rữa và mùi hôi đặc trưng).
Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Sử dụng các loại thuốc diệt nấm để xử lý bệnh này có thể không thỏa đáng, xét về mặt kinh tế.
Bệnh hại xuất hiện ngay trong những tuần đầu tiên sau khi trồng. Nấm lây lan nhờ các bào tử nấm phát triển theo gió hoặc nước, thậm chí là theo nước tưới. Các loài côn trùng, đặc biệt là gián, có thể phát tán bào tử nấm trong quá trình đục củ chuối sử dụng để trồng. Bào tử nấm có thể sinh tồn trong đất ít nhất là một năm và sinh tồn trên cây bị nhiễm nấm nhiều tháng liền. Những nơi đọng nước sau khi mưa có thể giúp mầm bệnh tồn tại lâu hơn, khiến cây dễ nhiễm nấm hơn. Nhiệt độ khoảng 28°C là điều kiện tối ưu cho nấm phát triển và hình thành bào tử một cách nhanh chóng. Các đợt khô hạn kéo dài cũng góp phần gia tăng khả năng nhiễm nấm của cây trồng.