Botryosphaeriaceae
Nấm
Đây là loại bệnh chủ yếu tấn công thân gỗ, dẫn đến các vết thối mục và triệu chứng chết khô ngọn. Các vết thối mục hay sọc thường phát triển ở những phần vỏ cây bị tổn thương trong quá trình làm vườn, ví dụ như khi cắt tỉa. Mặt cắt của thân cây nơi bị nhiễm các triệu chứng bệnh cho thấy các vết tổn thương hình chữ V có màu nâu sậm chạm đến phần lõi gỗ. Các chồi của cây có biểu hiện còi cọc và có thể bị ảnh hưởng của triệu chứng chết ngọn. Quá trình phát triển chồi mầm bị đình trệ hoặc dừng hẳn với triệu chứng là các mô bên trong bị hoại tử. Tình trạng chiết ghép không thành công cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh này. Các triệu chứng nêu trên không phải lúc nào cũng xảy ra cùng một lúc và, ở một số giống nho, không có triệu chứng nào xuất hiện ở lá. Nhìn chung, bệnh làm giảm sức sống và năng suất của cây, khiến năng suất thu hoạch thấp và chi phí sản xuất tăng cao.
Ở một mức độ nhất định, biện pháp xử lý sinh học có thể đạt được hiệu quả thông qua việc sử dụng các chế phẩm có chứa các loài nấm thuộc chi Trichoderma (ví dụ như hỗn hợp nấm T. sperellum và T. gamsii). Biện pháp này góp phần bảo vệ các vết thương do xén tỉa và phần gốc của các sản phẩm chiết ghép trước rủi ro bị nhiễm nấm. Hiện có một số sản phẩm hữu cơ trên thị trường có công dụng bảo vệ các vết thương do xén tỉa.
Trong mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Các loại thuốc diệt nấm, sơn và hồ dán chứa các chất tebuconazole, cyproconazole và fluilazole có thể được sử dụng trực tiếp trên các vết cắt lớn sau khi xén tỉa càng sớm càng tốt. Cũng có thể sử dụng các loại thuốc diệt nấm khác có chứa fludioxonil, fluazinam, flusilazole, penconazole, iprodione, myclobutanil và pyraclostrobin.
Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ một nhóm mầm bệnh từ nấm thuộc họ Botryosphaeriaceae. Chúng tấn công rất nhiều loài vật chủ khác nhau, đặc biệt là những loài cây thân gỗ. Chúng sống qua mùa đông trên vỏ cây hay vỏ dây leo đã nhiễm nấm và bắt đầu sản sinh ra bào tử vào mùa xuân. Bào tử phát tán nhờ gió và nước mưa hắt sang các giàn nho khác. Chúng xâm nhập vào các mô cây thông qua các vết thương tổn mới hình thành, ví dụ như các đoạn nứt gãy tự nhiên hay các vết cắt tỉa, và nẩy mầm tại đó khi gặp điều kiện nhiệt độ cao hơn 5°C. Cắt tỉa sớm trong thời kỳ nho đang ngủ đông khiến các vết thương tổn dễ nhiễm bệnh hơn. Nấm xâm chiếm dần các mô mạch của thân cây và tiến dần để bộ rễ cây. Điều đó dẫn đến sự hình thành của các vết thối mục, hoại tử gỗ và chết ngọn ở những thân cây bị nhiễm bệnh. Các loài vật chủ thay thế của nhóm nấm này bao gồm sồi nứa, dương, táo và bách xù.