Đậu gà & Đậu xanh

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng

Athelia rolfsii

Nấm

Tóm lại

  • Lớp thảm như tơ mịn màu trắng có các cấu trúc hơi tròn sẫm màu xuất hiện trên thân cây và phần đất xung quanh.
  • Lá héo rũ.
  • và trở nên vàng úa.
  • Cây có thể đổ rạp hoặc chết.

Cũng có thể được tìm thấy ở

29 Cây trồng
Lúa mạch
Đậu
Mướp đắng
Cải bắp
Hiển thị thêm

Đậu gà & Đậu xanh

Triệu chứng

Loài nấm hại chủ yếu tấn công thân cây, mặc dù chúng cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cây khi gặp điều kiện thuận lợi. Chúng phát triển nhanh chóng trên mô thực vật và đất xung quanh, tạo thành một thảm mốc trắng mịn với các "hạt" hơi tròn, nâu vàng nhạt ngả nâu đặc trưng được gọi là hạch nấm. Các mô thân cây chuyển sang màu nâu nhạt và mềm, nhưng không chảy nước. Trong một số trường hợp, thân cây có thể bị bong tróc hoàn toàn và lá dần dần héo rũ rồi vàng úa. Cuối cùng, cây có thể đổ rạp hoặc chết thành từng hàng hoặc mảng lớn cây trên ruộng vườn. Các cây con đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi loài nấm hại này và chết nhanh chóng khi bị lây nhiễm. Đôi khi, quả cũng bị phủ bởi thảm mốc nêu trên và thường nhanh chóng thối rữa.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các loài nấm đối kháng (thường được kết hợp với các biện pháp xử lý khác) có thể góp phần khống chế và đối phó mầm bệnh hại này. Xin lưu ý rằng kết quả đạt được phụ thuộc rất lớn vào loài cây trồng và điều kiện môi trường. Một số sinh vật thường được sử dụng để đối phó loài nấm hại này là là nấm Trichoderma harzianum, Trichoderma viride, Bacillus subtilis, Streptomyces philanthisome, Gliocladium virens và một số loài nấm thuộc chi Penicillium.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Sử dụng các chất khử nấm đất đa năng trước khi trồng có hiệu quả khống chế các loài nấm hại đaáng kể. Các sản phẩm có chứa metamsodium có thể được sử dụng để xử lý luống gieo hạt hoặc cánh đồng gieo trồng cho các loại cây trồng có giá trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ loài nấm có tên khoa học là Athelia rolfsii, hay còn được gọi theo tên phổ biến của bệnh là nấm Sclerotium rolfsii. Chúng sinh tồn qua mùa đông trong đất hoặc trong các tàn dư cây trồng. Chúng gây hại cho hàng loạt các loại cây nông nghiệp và cây trồng trong vườn (ví dụ như đậu lăng, khoai lang, bí ngô, ngô, lúa mì và lạc). Trong điều kiện thuận lợi, chúng có tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh và có thể xâm thực các mô thực vật trực tiếp tiếp xúc hoặc gần mặt đất chỉ trong vòng vài ngày. Các loại đất có độ pH thấp (3.0 đến 5.0), được tưới hoặc gặp mưa thường xuyên, cây gieo trồng dày đặc và nhiệt độ cao (25 đến 35°C) là điều kiện thuận lợi cho vòng đời của nấm và quá trình nhiễm bệnh. Ngược lại, cây trồng trên các loại đất đá vôi có độ pH cao thường không có dễ nhiễm bệnh hại này. Quá trình lây lan bệnh phụ thuộc vào sự di chuyển của đất và nước bị nhiễm khuẩn, công cụ và trang thiết bị canh tác bị nhiễm bệnh, cũng như các nguyên liệu trồng và động vật bị nhiễm bệnh (hạt giống và phân bón).


Biện pháp Phòng ngừa

  • Đảm bảo sử dụng hạt giống khỏe mạnh từ nguồn cung đã được chứng nhận.
  • Sử dụng các giống kháng bệnh, nếu có, và trồng chúng trên các khu vực không có tiền sử nhiễm bệnh này.
  • Kiểm tra để đảm bảo tỷ lệ gieo hạt không quá dày đặc và hình thành khoảng trống thông thoáng cho cây phát triển.
  • Trồng muộn so với mùa vụ cũng có thể góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh.
  • Thoát nước tốt cho ruộng vườn để tránh để đất có độ ẩm quá cao.
  • Sử dụng cọc để giữ cho cây đứng thẳng, nếu xét thấy cần thiết.
  • Không tưới nước cho cây quá nhiều vì điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hại phát triển.
  • Vệ sinh sạch sẽ và khử trùng các dụng cụ và trang thiết bị canh tác.
  • Đảm bảo không vận chuyển đất qua lại giữa các đồng ruộng.
  • làm sạch các loài cỏ dại trên ruộng vườn.
  • Giám sát ruộng vườn để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh này, ít nhất là một lần mỗi tuần.
  • Thu thập bất cứ cây hay bộ phận nào của cây bị nhiễm bệnh rồi vùi sâu hoặc đốt sạch chúng.
  • Tránh làm tổn thương cây trong quá trình làm việc trên ruộng vườn.
  • Sử dụng lớp phủ nhựa màu đen để phủ đất để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm.
  • Điều chỉnh độ chua (pH) của đất bằng cách bón vôi.
  • Thực hiện chế độ bón phân hợp lý để tăng cường sức sống cho cây trồng.
  • Chôn vùi tàn dư cây trồng sâu trong đất để ngăn chận sự phát triển của nấm và phơi đất dưới bức xạ mặt trời.
  • Luân canh cây trồng nhiều năm với các loài cây không phải là ký chủ của loài nấm hại này.

Tải xuống Plantix