Đậu

Bệnh vàng lá thối rễ hại Đậu

Fusarium solani f. sp. phaseoli

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Lá của cây non chuyển sang màu vàng và bắt đầu héo úa.
  • Các vết thương tổn màu đỏ xuất hiện trên rễ cái chỉ trong thời gian ngắn sau khi cây nẩy mầm.
  • Các vết thương tổn ấy có thể chuyển sang màu nâu sẫm, hòa vào nhau và phát triển thành những vết nứt dọc theo trục rễ.
  • Các mô rễ không trở nên mềm mà còn thối, vì thế bệnh này còn có tên gọi phổ biến là "bệnh khô thối rễ".
  • Nếu cây con bị nhiễm bệnh mà sống sót, chúng chỉ tạo ra một ít quả chứa một vài hạt.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu

Triệu chứng

Mọt vài tuần sau khi gieo, lá của cây con bị nhiễm bệnh có thể chuyển sang màu vàng và bắt đầu héo úa. Cây có thể phát triển còi cọc và có thể chết rất nhanh sau khi nẩy mầm nếu các điều kiện môi trường tạo thuận lợi cho sự phát triển của bệnh. Các triệu chứng bệnh của cây bên dưới mặt đất là các vết hay vệt thương tổn màu đỏ xuất hiện trên rễ cọc của cây con sau khi nẩy mầm được một tuần. Các vết thương tổn ấy có thể chuyển sang màu nâu sẫm và tụ lại với nhau. Khi chúng khô đi, chúng tạo ra những vết nứt dọc theo trục rễ. Các rễ phụ và đầu rễ khô teo lại và chết đi nhưng vẫn bám dính trên cây. Các sợi rễ mới có thể phát triển bên trên các vết thương tổn ấy, ngay gần sát với mặt đất. Các mô rễ không trở nên mềm mà còn thối, vì thế bệnh này còn có tên gọi phổ biến là "bệnh thối khô rễ". Nếu cây con bị nhiễm bệnh có thể sống sót, chúng chỉ tạo ra một ít quả chứa một vài hạt.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Các biện pháp xử lý hạt giống bằng các tác nhân kiểm soát sinh học như vi khuẩn Bacillus subtilis và vi khuẩn nốt sần Rhizobium tropici có thể cho hiệu quả kiểm soát bệnh. Các biện pháp xử lý bằng các loài vi sinh vật khác, bao gồm các dung dịch có chứa loài nấm đối kháng Trichoderma harzianum, cũng đạt được hiệu quả nhất định.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Nhìn chung, các loại thuốc diệt nấm không có hiệu quả khống chế bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh vàng lá thối rễ do loài nấm có tên khoa học là Fusarium solani gây ra. Loài nấm này có thể sinh tồn ở các tàn dư cây trồng trong đất suốt nhiều năm. Nấm thâm nhập vào cây con đang phát triển ngay sau khi nẩy mầm và bắt đầu sống ổn định trong các mô vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây. Thông thường, sự hiện diện của nấm ở các mô ấy chỉ gây một chút thiệt hại cho những cây khỏe mạnh và không chịu áp lực từ phía môi trường. Tuy nhiên, trong các điều kiện môi trường bất lợi (đất khô hạn, ngập úng, thiếu chất dinh dưỡng, trồng cây quá sâu, đất nén chặt, tổn thương vì thuốc diệt cỏ, v.v.), quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây bị ngăn trở sẽ dẫn đến tăng thêm áp lực mà cây phải gánh chịu thì các triệu chứng bệnh nêu trên sẽ xuất hiện. Trong trường hợp đó, tổn thất năng suất thu hoạch nghiêm trọng có thể xảy ra.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống có sức chống hoặc chịu bệnh hiện có trên thị trường để gieo trồng.
  • Gieo trồng trên luống nông hoặc tạo các rãnh.
  • Gieo muộn hơn so với mùa vụ khi đất ấm hơn.
  • Trồng thưa hơn với khoảng cách giữa các cây rộng hơn.
  • Cải thiện hệ thống thoát nước trên đồng ruộng.
  • Tưới nước cho cây thường xuyên để tránh cho cây phải chịu áp lực khô hạn.
  • Cày xới kỹ để giảm thiểu tối đa độ nén của đất và sự hình thành các khối đất cứng.
  • Bón phân hợp lý.
  • Cẩn thận trong quá trình làm việc trên đồng ruộng để tránh gây tổn thương cơ học cho cây.
  • Nên luân canh dài hạn từ 4 - 5 năm với các loài cây trồng không thuộc họ đậu.
  • Cày sâu để vùi tàn dư cây trồng vào lòng đất.
  • Cày ải phơi đất.
  • Không nên sử dụng cây đậu bị nhiễm bệnh để làm thức ăn cho gia súc vì phân chuồng do chúng thải ra sẽ mang mầm bệnh nấm.

Tải xuống Plantix