Cà tím

Bệnh đốm lá do nấm Cercospora hại Cà tím

Cercospora melongenae

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm tròn nhỏ màu vàng, hơi lõm, xuất hiện ở mặt trên lá.
  • Các đốm lớn dần và hòa lẫn với nhau, chuyển thành màu nâu có quầng vàng bao quanh.
  • Lá uốn cong và ủ rũ.
  • Năng suất thu hoạch giảm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Cà tím

Triệu chứng

Quá trình nhiễm bệnh ở cây có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn phát triển nào và các triệu chứng bệnh có thể quan sát thấy trên lá, cuống lá và thân. Các triệu chứng đầu tiên là những đốm tròn nhỏ, hơi lõm, xuất hiện ở mặt trên lá già và lá ở tầng thấp. Về sau, các đốm ấy xuất hiện ở cả hai mặt lá. Các đốm ấy lớn dần, hòa nhập với nhau và tạo ra những hình dáng khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực ở phiến lá. Chúng có thể có màu nâu hay màu xám thép (ở mặt trên của lá) và có màu nâu nhạt (ở mặt dưới lá). Khi cây nhiễm bệnh nặng, lá xoắn lại và có thể rụng đi. Mặc dù loài nấm gây bệnh này không trực tiếp tấn công quả, chúng có thể khiến khiến quả kém phát triển cùng với sự suy giảm khả năng phát triển tổng thể của cây.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các tác nhân sinh học cũng có thể góp phần khống chế quá trình lây nhiễm của loại bệnh hại này. Các loại thuốc diệt nấm dạng sinh học có gốc vi khuẩn Bacillus subtilis dòng QST 713 có thể được phun qua lá để đối phó với loài nấm Cercospora melongenae. Các chiết xuất thực vật từ cây Azadirachta indica (dầu sầu đâu) cũng có thể được sử dụng hiệu quả để khống chế quá trình lây nhiễm bệnh ở cây.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng chống bệnh hại này. Khi cần sử dụng các loại thuốc diệt nấm, có thể dùng các sản phẩm thuốc bao gồm chlorothalonil, mancozeb hay octanoic acid kết hợp với muối kim loại đồng để phun lên lá và bón vào đất.

Nguyên nhân gây bệnh

Cercospora melongenae là một loài nấm, đồng thời là một loại mầm bệnh thực vật. Bào tử của chúng có thể sinh tồn trong các tàn dư cây trồng và trong đất ít nhất là một năm. Sau đó, chúng phát tán đến các lá già và lá ở tầng dưới của cây theo nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là nhờ gió và nước (nước mưa và nước tưới), hoặc cũng có thể thông qua các công cụ và người làm việc trong vườn. Sau đó, chúng chuyển dần theo thân cây đến tán lá non hơn. Hơi nước và độ ẩm tương đối ở mức cao là điều kiện thuận lợi cho quá trình lây lan và phát triển của bệnh hại này. Vì thế, bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa (thời tiết ẩm ướt và cây trồng ẩm ướt liên tục.)


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống kháng bệnh hay có sức chống chịu cao.
  • Sử dụng các hạt giống và cây con đã được chứng nhận là không có mầm bệnh để gieo trồng.
  • Duy trì khoảng cách hợp lý giữa các cây để đảm bảo thông gió tốt và ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.
  • Khống chế cỏ dại trong và xung quanh vườn.
  • Đảm bảo bón phân đầy đủ.
  • Không nên tưới quá nhiều nước, cần giảm độ ẩm trong đất và không sử dụng các hệ thống tưới phun từ trên cao.
  • Nên tưới cây vào buổi sáng thay vì tưới buổi chiều tối.
  • Không nên làm việc trong vườn khi cây vẫn còn ẩm ướt.
  • Dọn sạch và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh cũng rác thải trong vườn bằng cách đốt hoặc cày vùi trong đất.
  • Nên luân canh với các loài cây trồng không phải là ký chủ của mầm bệnh này trong những giai đoạn nhất định.

Tải xuống Plantix