Mycosphaerella areola
Nấm
Các triệu chứng thường có xu hướng xuất hiện vào cuối mùa sinh trưởng. Trên những lá già, các đốm nhỏ hình góc cạnh, màu xanh lá nhạt đến hơi vàng, không lan vượt qua gân lá, xuất hiện ở mặt trên lá. Xuất hiện lớp bột xám trắng chỉ lan bên dưới các đốm ấy ở mặt sau lá. Suốt thời gian chịu độ ẩm cao, cả hai mặt lá trở dần bị phủ bởi một lớp mốc màu trắng bạc. Các lá bị nhiễm nặng bị khô, uốn cong và hoại tử (chết các mô bên trong), chuyển sang màu nâu đỏ và rụng sớm. Sự rụng lá khiến sự phát triển và sản lượng của cây trồng suy giảm. Về sau, các lá non cũng bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh. Các quả nhiễm bệnh mất sức sống, quả mở sớm hoặc bị vỡ trong quá trình hái và đập khi thu hoạch.
Xử lý hạt giống bằng các sản phẩm chứa vi khuẩn Pseudomonas fluorescens (10g/kg hạt). Phun dung dịch chứa loại vi khuẩn ấy cách 10 ngày một lần có khả năng làm giảm các triệu chứng nhiễm bệnh. Các loại vi-rút (Bacillus circulans và Serratia marcescens) đã từng được dùng để khống chế các loài nấm mốc khác thuộc chi Mycosphaerella, làm giảm khả năng xảy ra các bệnh khác có liên quan đến mốc ở các cây trồng khác. Phun dung dịch 3gm lưu huỳnh ẩm pha với một lít nước hay rắc 8 – 10kg lưu huỳnh bột trên mỗi hecta cũng là các biện pháp khả thi.
Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Ở các giai đoạn đầu của bệnh hoặc mức độ phát triển của bệnh chưa nghiêm trọng, nên xem xét đến các biện pháp xử lý sinh học. Ở các giai đoạn bệnh đã tiến triển hay trở nên nghiêm trọng hơn, sử dụng thuốc diệt nấm mốc có chứa propiconazole hay hexaconazole (2ml/l). Sau một tuần đến 10 ngày, sử dụng lại một lần nữa.
Các triệu chứng và thiệt hại nêu trên xuất phát từ loài nấm mốc có tên khoa học là Mycosphaerella areola. Loài mốc này duy trì sự sống trên các phần còn lại của cây trồng hay trên các cây tự mọc lại từ vụ mùa trước. Đây là các nguồn lây nhiễm chính đối với vụ mùa mới. Nhiệt độ khoảng 20 – 30°C, độ ẩm cao (từ 80% trở lên) và những trận mưa ngắt quãng thúc đẩy sự lây nhiễm và phát triển bệnh. Thời tiết lạnh gắn liền với những đêm sương kéo dài suốt vài ngày, ngay cả khi không có mưa, cũng thích hợp cho mốc phát triển. Bào tử mốc được tạo ra trong các phần bị tổn thương trên lá rồi theo gió phát tán đến các cây khỏe mạnh, gây ra hiện tượng lây nhiễm thứ cấp. Cây dễ nhiễm bệnh hơn trong suốt giai đoạn cuối vụ mùa, ngay trước khi hay trong giai đoạn cây tạo quả.