Glomerella gossypii
Nấm
Bệnh thán thư trên bông vải có thể xảy ra ở mọi giai đoạn phát triển của cây và có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại mô trên cây. Khi mầm bệnh đã nhiễm đến các cây giống, chúng sẽ tạo ra các đốm nhỏ màu đỏ nhạt ngả sang nâu nhạt được bao quanh bởi đường viền mô chết màu đen trên các lá mầm và lá sơ cấp. Nếu các thương tổn phát triển ở vùng cổ rễ, thân có thể bị tróc khiến cây giống hay cây non héo rũ và chết. Đối với các cây đã trưởng thành, quá trình nhiễm bệnh và xâm thực ở thân có thể gây nứt và tróc vỏ cây. Quả nhiễm bệnh xuất hiện các đốm tròn, nhỏ, bủng nước và có khả năng lan nhanh, tạo thành các thương tổn trũng sâu, có màu vàng ngả sang nâu trong các điều kiện ẩm ướt. Xơ vải bên trong trở thành một khối sợi rối loạn và dễ vỡ, chuyển từ màu vàng sang màu nâu. Thông thường, quả bị nhiễm bệnh cũng ngừng phát triển, khô héo và bung tách sớm.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có ghi nhận về bất cứ biện pháp kiểm soát sinh học nào có hiệu quả đối với bệnh này. Nếu bạn biết bất cứ biện pháp có hiệu quả giảm thiểu khả năng xảy ra hay mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi biết.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc diệt nấm như captan, carboxin hay thiram (thông thường ở mức 2g/kg hạt giống) giúp giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh. Các đợt phun thuốc trên lá trên đồng ở giai đoạn tạo quả bằng các loại hóa chất như mancozeb, đồng oxychloride (với liều lượng 2,5ml/lít nước). cũng góp phần giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
Nguyên nhân của các triệu chứng nêu trên phát sinh từ loài nấm có tên là khoa học là Collectotricum gossypium, hay còn được gọi là nấm Glomerella gossypii. Loại nấm này có thể sinh tồn từ mùa này sang mùa khác trong tình trạng tiềm sinh (miên trạng) bên trên hoặc bên trong các hạt giống bị nhiễm còn nằm trong lòng đất, và có thể tái phát triển khi gặp điều kiện thời tiết thích hợp. Chúng có thể lây lan nhanh và xa thông qua tàn tích của cây đã nhiễm bệnh, các quả đã thối rữa hay các hạt giống đã nhiễm bệnh. Trong môi trường đồng ruộng, tình trạng tái nhiễm thứ cấp có thể diễn ra thông qua các bào tử nấm phân tán theo gió, mưa, nước hắt, và các loại côn trùng. Dường như mầm bệnh cũng sinh tồn trong các vật chủ là các loại cỏ Aristolachia bractiata và cây Dâm bụt (Hibiscus diversifolius). Loài nấm này phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng ẩm (29 đến 33°C), có lượng mưa kéo dài vào thời điểm cây tạo quả hay giai đoạn trồng dày.