Bông vải

Bệnh đốm lá Bông vải do nấm Alternaria

Alternaria macrospora

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Các đốm tròn màu nâu ngả xám có viền màu tím xuất hiện trên lá.
  • Trung tâm của các đốm này khô dần và có thể nứt vỡ rồi rụng xuống.
  • Các đốm nhỏ trũng hóp xuất hiện trên thân.
  • Các chồi hoa rơi rụng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Bông vải

Triệu chứng

Khi mới nhiễm bệnh, các lá và lá bắc xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu nâu ngả xám và đường viền màu tím, có đường kính từ 1 - 10mm. Các đốm ấy thường lan rộng theo dạng đồng tâm đặc trưng, dễ nhận biết trên mặt trên của lá. Khi các đốm này phát triển, phần giữa của chúng khô dần và chuyển sang màu xám, thường nứt vỡ rồi rụng xuống (hiệu ứng lỗ vỡ toét). Các đốm này cũng có thể hợp lại thành mảng, hình thành nên những khu vực mô chết có hình dạng không đều ngay giữa phiến lá. Tuy nhiên, trong các điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra và phóng thích một lượng bào tử đáng kể, khiến các thương tổn trên lá có màu đen như muội than. Trên thân cây, quá trình phát triển các thương tổn bắt đầu từ những đốm trũng nhỏ về sau trở thành các vết thối mục, gây tách vỡ các mô. Các chồi hoa có thể bị rụng trong trường hợp cây nhiễm nặng, cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng không đậu quả.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Sử dụng Pseudomonas fluorescens để xử lý hạt giống (10g/kg hạt) và phun với nồng độ 0,2% cách 10 ngày một lần sẽ giảm thiểu tình trạng nhiễm nấm một cách đáng kể.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Thông thường, bệnh này không làm giảm năng suất đến mức cần phải có một biện pháp xử lý bằng thuốc diệt nấm. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các loại thuốc diệt nấm như maneb, mancozeb (2.5 g/l), hexaconazole (1 ml/l), tebuconazole và difenoconazole có thể được sử dụng để khống chế bệnh đốm lá do nấm Alternaria. Xử lý hạt bằng nhóm hoạt chất strobilurins (ví dụ như trifloxystrobin) hay các chất ức chế sinh tổng hợp thuộc nhóm sterol (ví dụ như triadimenol, ipconazole) có thể được sử dụng để giúp các hạt giống đề kháng tốt với mầm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ loài nấm có tên khoa học là Alternaria macrospora. Loài nấm này có thể tồn tại trên các bộ phận còn sót lại trên cây bông vải nếu như không gặp được mô cây sống hay các cây ký chủ trung gian. Mầm bệnh này phát tán nhờ các bào tử theo gió và nước hắt bám vào các cây khỏe mạnh. Hiển nhiên, việc tạo ra các bào tử trong các đốm lá cũng như quá trình nhiễm nấm xảy ra thuận lợi trong thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ vào khoảng 27°C. Cây dễ bị tổn thương hơn cả ở giai đoạn cây giống và cuối mùa vụ khi lá cây già đi. Rủi ro nhiễm nấm giảm dần theo tầng lá, tầng lá trên cao ít bị nhiễm hơn. Trong các điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, các giống bông vải dễ nhiễm nấm có thể mất một lượng lá lớn một cách nhanh chóng (rụng lá), đặc biệt là ở những khu vực cuống quả bị nhiễm nấm. Sự phát triển các triệu chứng nêu trên càng thể hiện rõ khi cây phải chịu các áp lực khác từ điều kiện sinh lý hay dinh dưỡng, ví dụ như cây trĩu nặng quả hay lá già quá sớm.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng các giống cây có sức đề kháng hay chống chịu cao, nếu có tại khu vực của bạn.
  • Dành đủ không gian giữa các cây để gia tăng độ thoáng khí.
  • Thường xuyên giám sát cánh đồng để phát hiện các triệu chứng bệnh.
  • Loại bỏ các tàn tích của cây trồng và đốt bỏ chúng ở nơi cách xa cánh đồng bông vải.
  • Tránh các điều kiện gây áp lực bất lợi đối với cây trồng, đặc biệt là tình trạng thiếu Kali.
  • Loại bỏ và tiêu hủy các cây bông vải bị nhiễm nặng.
  • Loại bỏ các loài cỏ dại và cỏ thân cao trong cánh đồng.
  • Cày bừa vào mùa thu giúp tiêu hủy tàn tích của các cây đã nhiễm bệnh.
  • Thực hiện luân canh với các loài cây không phải là ký chủ của loài nấm này, ví dụ như các loài cây ngũ cốc.

Tải xuống Plantix