Colletotrichum truncatum
Nấm
Thông thường, bệnh thán thư không có biểu hiện các triệu chứng rõ ràng nhưng có thể ảnh hưởng đến thân, quả và lá của đậu tương. Chỉ có thể nhận ra các triệu chứng trong các giai đoạn sinh sản của cây. Khi các điều kiện thời tiết trở nên nóng ẩm, các đốm nhỏ sẫm màu có hình dạng bất thường xuất hiện trên thân và quả. Bản thân các đốm ấy có thể được bao phủ bởi các chấm nhỏ màu đen. Lá có thể xoăn cong và gân lá hóa nâu. Trong các quả bị nhiễm bệnh nghiêm trọng, hạt được tạo ra nhỏ, mốc meo và mất khả năng nẩy mầm. Cây giống bị nhiễm bệnh từ sớm có thể bị chết úng.
Cho đến nay, chưa có biện pháp xử lý sinh học nào có hiệu quả đối phó với bệnh thán thư ở đậu tương.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Nếu tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh vượt quá 5%, nên xử lý bằng các loại thuốc diệt nấm. Có thể phun các loại thuốc như chlorothalonil, mancozeb, copper hay propiconazole và thuốc diệt nấm thuộc hệ thiophanate-methyl để khống chế bệnh này.
Mầm bệnh có thể tồn tại hơn một năm trên các bộ phận của cây. Bào tử nấm được tạo ra tại các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh theo gió và nước mưa hắt lan đến các lá ở tầng cao hơn. Quá trình lây nhiễm điển hình xảy ra trong điều kiện lá ẩm ướt, trong các thời kỳ mưa hay sương mù kéo dài hơn 12 giờ mỗi ngày. Nhìn chung, bệnh này có thể gây ra ảnh hưởng không đáng kể đối với năng suất cây trồng nhưng chất lượng cây trồng và hạt có thể bị giảm thiểu. Tại những vùng có điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển (các loại đất ẩm, thời tiết nóng ẩm), tổn thất thu hoạch có thể tăng cao.