Đậu tương

Bệnh gỉ sắt ở Đậu tương

Phakopsora pachyrhizi

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Các đốm xám nhỏ xuất hiện ở mặt dưới lá, dọc theo các gân lá.
  • Các mảng lá quanh các đốm ấy chuyển sang màu vàng.
  • Thông thường, triệu chứng nhiễm bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở mặt dưới các lá ở tầng dưới trong giai đoạn cây ra hoa.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu tương

Triệu chứng

Triệu chứng nhiễm bệnh bắt đầu xuất hiện ở các bộ phận cây ở tầng thấp rồi chuyển dần lên trên, chủ yếu ảnh hưởng đến các lá non. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào giai đoạn cây ra hoa, dưới dạng các đốm nhỏ màu đỏ gạch ở mặt dưới lá, thường là dọc theo các gân lá. Về sau, các đốm ấy tăng kích cỡ, số lượng và chuyển sang màu nâu đỏ hay đen. Khi bệnh tiến triển, các đốm ấy được bao phủ bởi các nốt nấm nổi màu nâu nhạt, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Một số nốt kết thành khối và hình thành nên các đốm màu nâu sậm có hình dạng không đồng đều, được bao quanh bởi một quầng màu vàng nhạt. Đến thời điểm này, các đốm ấy xuất hiện ở cả hai mặt lá cũng như trên cuống lá và thân cây. Cây có thể bị rụng lá sớm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Sử dụng các sản phẩm có chứa các loại tinh dầu bạch đàn chanh (Corymbia citriodoria) nồng độ 1 %, sả (Cymbopogon nardus) nồng độ 0,5%, và cỏ xạ hương (Thymus vulgaris) nồng độ 0,3 % để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm bệnh.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Chọn đúng loại thuốc diệt nấm và sử dụng thuốc đúng thời điểm là yếu tố thiết yếu để khống chế loài nấm này. Sử dụng các loại thuốc diệt nấm có gốc hexaconazole (2 ml/ lít nước) và propiconazole (1 ml/ lít nước). Nên sử dụng các loại thuốc có hợp chất maneb sắt kẽm định kỳ suốt mùa sinh trưởng của cây.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gỉ sắt ở đậu tương là một bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ do một loài nấm có tên khoa học là Phakopsora pachyrhizi gây ra. Loài nấm này không sinh tồn ở hạt giống và cần có các mô thực vật sống để sinh trưởng và hoàn tất vòng đời của nó. Khi không có cây đậu tương để ký sinh, loài nấm này cần có cây ký chủ khác để có thể sinh tồn. Bào tử nấm được tạo ra trong các nốt nấm trên cây, di chuyển từ cây này sang cây khác nhờ gió và có khả năng xâm nhập trực tiếp vào các tế bào của cây, không cần thông qua các lỗ thở (khí khổng) hay vết thương tại các mô lá. Quá trình phát triển của bệnh diễn ra thuận lợi trong điều kiện lá ẩm ướt suốt 6 đến 12 giờ liền, trong phạm vi nhiệt độ từ mát đến vừa ấm (16 đến 28°C) và độ ẩm cao (trên 75%).


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống có sức chống chịu hay đề kháng tốt.
  • Trồng sớm so với mùa vụ và, nếu có thể, chọn giống cây trưởng thành sớm.
  • Hoặc trồng muộn so với mùa vụ để tận dụng lợi thế của các thời kỳ khô ráo hơn.
  • Trồng cây với khoảng cách giữa các hàng cây rộng hơn để giúp tán lá thoáng khí và dễ khô ráo.
  • Thường xuyên giám sát cây trồng và loại bỏ các cây ký chủ trung gian.
  • Quản lý độ màu mỡ của đất, đặc biệt là các hàm lượng kali và lân trong đất.

Tải xuống Plantix