Puccinia polysora
Nấm
Bệnh rỉ sắt miền Nam xuất hiện chấm nhọn nhỏ, màu đỏ cam ở mặt trên của lá già, thưa thớt ở mặt dưới. Những mụn này có dạng bột phấn, hình tròn đến bầu dục, nổi lên và dày đặc. Ở giai đoạn sau của bệnh, chúng phân bố dày đặc và cũng có thể xuất hiện trên lá non, bẹ lá, lá của bắp ngô và thân cây. Mảng úa màu (vàng) và hoại tử (màu nâu) cũng có mặt trên lá. Lá non dễ bị tổn thương hơn lá già và điều này làm cho cây ở những cánh đồng trồng trễ dễ bị bệnh hơn. Sức khỏe cây trồng kém dẫn đến thân bị thối và gãy, chất lượng hạt kém. Khả năng lan rộng của bệnh có thể làm tổn thất năng suất đáng kể.
Áp dụng chiết xuất nước của cây rắn cắn (Mikania glomerata) để ức chế bào tử nảy mầm. Chiết xuất có thể được thực hiện bằng cách ngâm toàn bộ lá cây rắn cắn trong nước cất và để dung dịch trong tủ lạnh trong 24 giờ. Sau đó, lọc dịch chiết bằng giấy lọc, pha loãng trong nước cho đến khi đạt nồng độ 5% và bôi lên lá.
Quan trọng là phải xem xét cách tiếp cận tích hợp giữa các biện pháp phòng ngừa cùng với các phương pháp điều trị sinh học có thể. Việc áp dụng thuốc diệt nấm không thể chữa lành các bộ phận bị nhiễm bệnh, vì vậy nó chỉ có thể được áp dụng phòng ngừa để tránh sự lây lan trên cây và giữa các cây khỏe mạnh. Dùng thuốc một cách kịp thời cũng quan trọng không kém, cân nhắc đến tuổi của cây, tỷ lệ mắc bệnh và điều kiện thời tiết. Thuốc diệt nấm dựa trên mancozeb, cyproconazole, flutriafol + fluoxastrobin, pyraclostrobin, pyraclostrobin + metconazole, azoxystrobin + propiconazole, trifloxystrobin + prothioconzole có thể làm giảm ảnh hưởng của bệnh. Ví dụ điều trị có thể là: Phun mancozeb @ 2,5 g/l ngay khi đốm xuất hiện và lặp lại sau khoảng thời gian 10 ngày cho đến khi ra hoa.
Bệnh gỉ sắt miền Nam là một căn bệnh do nấm Puccinia polysora gây ra, thường xuất hiện ở giai đoạn sau của quá trình phát triển thực vật trong vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Nấm là một ký sinh bắt buộc, có nghĩa là nó chỉ có thể tồn tại trên các cây giống, không phải trong đất hoặc hạt giống. Do đó, nhiễm trùng trong mùa này không hẳn sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trong mùa tiếp theo. Các bào tử bị gió thổi từ cánh đồng hoặc khu vực khác là nguồn lây nhiễm chính. Sau đó bào từ lan từ cây này sang cây khác theo gió và nước. Các điều kiện tối ưu cho nhiễm nấm là nhiệt độ từ 27°C đến 33°C và độ ẩm cao. Nhiễm nấm sớm trong thời kỳ trồng có thể khiến thiệt hại nhanh chóng và nghiêm trọng.