Chuối

Bệnh đốm vàng và đốm đen lá Sigatoka

Mycosphaerella sp.

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm màu xanh nhạt xuất hiện ở mặt trên của lá.
  • Tổn thương lan rộng và hình thành các đốm nhỏ hẹp màu nâu và các vệt đỏ rỉ sét.
  • Các vệt đỏ với viền màu vàng bủng nước.
  • Các vùng lá lớn bị chết chuyển từ màu nâu sang đen xuất hiện dọc theo mép lá.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Chuối

Triệu chứng

Đối với cả hai loài nấm Sigatoka, các triệu chứng đầu tiên có thể được tìm thấy trên lá mở thứ 3 và thứ 4. Các đốm nhỏ, màu vàng nhạt (dài 1-2mm) xuất hiện ở mặt trên phiến lá, song song với các gân phụ (bệnh đốm vàng Sigatoka), và các đốm màu nâu đỏ ở mặt dưới lá (bệnh đốm đen Sigatoka). Những đốm này sau đó phát triển thành các đốm nhỏ hẹp màu nâu hoặc xanh đậm có hình xương sống. Các tổn thương này sẽ lan rộng hơn, song song với các đường gân lá và tạo thành các vệt đỏ rỉ sét hình chữ nhật với các phần trung tâm bủng nước và quầng sáng màu vàng (dài 4 đến 12 mm). Các phần trung tâm của các vệt dần chuyển sang màu nâu xám sang màu nâu, là dấu hiệu của chết lá. Dọc theo mép lá, chúng hợp lại và tạo thành các mảng chết lá lớn màu đen hoặc nâu được bao quanh bởi các mảng màu vàng. Những chiếc lá nứt vỡ khiến chúng trông tả tơi.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Kiểm soát sinh học bằng thuốc diệt nấm sinh học dựa trên loại nấm Trichoderma atroviride có khả năng cản trở bệnh này và đang được thử nghiệm để ứng dụng trên ruộng đồng. Dùng thuốc xịt Bordeaux để phun lên các vị trí cắt tỉa có thể cản trở sự lan truyền của bệnh sang các bộ phận khác của cây.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Thuốc diệt nấm có chứa mancozeb, calixin hoặc chlorothalonil có thể được sử dụng theo hình thức xịt qua lá khi bệnh chưa lan rộng. Sử dụng luân phiên thuốc diệt nấm qua rễ như propiconazole, fenbuconazole hoặc azoxystrobin cũng cho hiệu quả tốt. Việc luân phiên sử dụng thuốc là rất quan trọng để ngăn chặn sự hình thành kháng thuốc trong nấm.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng đốm vàng lá và đốm đen lá do chi nấm Mycosphaerrela sp. gây ra và xuất hiện trên khắp thế giới. Đây là một trong những bệnh có sức tàn phá lớn nhất đối với cây chuối. Loài nấm này sinh tồn trong các mô thực vật sống hoặc đã chết, tạo ra các bào tử có khả năng phát tán theo gió hoặc nước mưa hắt. Bào tử cũng có thể lan truyền theo cách khác thông qua quá trình di chuyển các nguyên liệu cây trồng đã nhiễm nấm, rác thải từ cây trồng hoặc quả đã bị nhiễm nấm. Bệnh thường xuyên xảy ra hơn ở những vùng cao hơn mặt nước biển và có nhiệt độ lạnh hơn, hoặc trong mùa mưa ở những vùng canh tác cận nhiệt đới có môi trường ấm áp và độ ẩm tương đối cao. Loại nấm này tồn tại trong các mô thực vật đã chết hoặc còn sống, và tạo ra các bào tử được gió hoặc mưa phân tán. Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu cho loại nấm này là khoảng 27°C và lá non thường dễ bị ảnh hưởng nhất. Bệnh làm giảm năng suất của cây, từ đó ảnh hưởng đến kích thước của buồng chuối và khiến quả bị chín sớm.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống kháng bệnh (lưu ý rằng điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến hương vị của quả).
  • Không nên trồng trên các loại đất cứng như đất sét cứng và tránh cho đất chịu độ ẩm cao thông qua việc đảm bảo hệ thống thoát nước tốt.
  • Trồng cây ở những địa điểm thoáng, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và gió trời để giữ cho lá càng khô càng tốt.
  • Duy trì đủ khoảng trống giữa các cây để đảm bảo sự thông thoáng.
  • Không nên sử dụng các hệ thống tưới nước từ trên cao.
  • Dọn sạch ruộng vườn và môi trường xung quanh có cỏ dại.
  • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cây.
  • Sử dụng phân bón có hàm lượng kali cao để giảm thiểu sự hư hại.
  • Bón phân urê (đạm) để cung cấp nitơ giúp làm giảm sự phát triển của nấm bệnh trong đất.
  • Cắt bỏ lá bị nhiễm bệnh, sau đó đốt chúng bên ngoài vườn hoặc chôn chúng.
  • Dọn sạch các tàn dư cây trồng.

Tải xuống Plantix