Corynespora cassiicola
Nấm
Ban đầu, các đốm nâu nhỏ, có dạng góc cạnh, xuất hiện trên lá già rồi di chuyển dần lên trên. Với sự tiến triển của bệnh, các đốm này lan rộng và chuyển sang màu xám nhạt có đường viền sẫm màu, được bao quanh bởi một quầng màu vàng. Phần trung tâm của các đốm có thể bị hoại tử và vỡ vụn ra (hiện tượng lỗ toét), khiến lá trông có vẻ rách nát. Trong các điều kiện ẩm ướt, các đốm này phát triển lớn dần và kết tụ với nhau, trông giống như một dạng bia tiêu. Đôi khi, các đốm hình bầu dục màu nâu sẫm cũng có thể xuất hiện trên cuống lá và thân. Thông thường, quả không xuất hiện các triệu chứng bệnh nhưng, trong một số trường hợp, các đốm lõm màu nâu có thể xuất hiện trong điều kiện thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Có thể sử dụng chiết xuất tinh dầu quế quan (0,52 μL/mL) để khống chế kích cỡ của các vết thương tổn trên lá. Điều rất quan trọng là phải xử lý nấm trước khi quả bị nhiễm bệnh, nếu không thì việc điều trị không có kết quả.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Sử dụng các loại thuốc diệt nấm có chứa mancozeb, đồng hoặc chlorothalonil định kỳ có thể góp phần khống chế bệnh hại này trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ như nếu xảy ra tình trạng lá bị hư hoại trên diện rộng. Đã xảy ra một số trường hợp bệnh kháng thuốc diệt nấm benzimidazole.
Bệnh này phát sinh từ loài nấm có tên khoa học là Corynespora cassiicola. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài nấm này là mầm bệnh chủ yếu ở dưa chuột và cà chua, đôi khi tấn công đu đủ. Chúng lan truyền thông qua các bào tử nấm phát triển ở mặt dưới lá. Các bào tử lan từ cây này sang cây khác nhờ gió và mưa. Tình trạng nhiễm nấm trở nên trầm trọng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Lá bị thối rữa ở diện rộng có thể dẫn đến tình trạng tổn thất năng suất thu hoạch và quả có chất lượng kém. Các loài cây ký chủ thứ cấp của loài nấm này bao gồm nhiều loại cỏ dại, bơ, sa kê, sắn, đậu tương hoặc cà tím.