Oidium caricae-papayae
Nấm
Các đốm úng nước được bao phủ bởi các thảm nấm phấn trắng xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới của lá, thường tiếp giáp với các gân lá, trên cuống lá và ở gốc hoa. Thỉnh thoảng, có những đốm màu xanh lá nhạt ngả vàng nổi lên ở mặt trên của lá, đôi khi phủ đầy nấm mốc trắng. Những đốm này có thể chuyển sang màu nâu hoại tử và sau đó được bao quanh bởi một quầng sáng màu vàng. Lá bị nhiễm bệnh nặng sau đó khô héo và cuộn tròn vào trong. Quả có thể có các thảm mốc trắng có kích thước thay đổi. Nhiễm bệnh thường gây ra ít thiệt hại cho cây già đang mang quả. Tuy nhiên, ở cây non, nó có thể khiến mô đang phát triển bị chết, rụng lá, tổn thương thân và quả làm mất năng suất đáng kể.
Lưu huỳnh hòa tan, bụi lưu huỳnh, hoặc lưu huỳnh vôi cũng như kali bicarbonate cho thấy hữu ích trong việc kiểm soát căn bệnh này. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này có thể gây độc cho cây nếu được sử dụng trong thời tiết nóng. Trong một số trường hợp, bột nở, chiết xuất dầu sầu đâu và dung dịch xà phòng có thể hữu ích. Trong mọi trường hợp, các phương pháp điều trị này không hiệu quả lắm nếu bệnh nặng.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Có thể sử dụng thuốc diệt nấm như azoxystrobin, mancozeb để kiểm soát bệnh phấn trắng trên đu đủ.
Bệnh do nấm Oidium caricae-papayae gây ra. Nấm chỉ tồn tại và sinh sản trên cây đu đủ. Các bào tử được phân tán từ cây này sang cây khác và giữa các đồng ruộng thông qua gió. Lá ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng có thể bị ảnh hưởng, nhưng lá già dễ bị ảnh hưởng hơn. Nấm xâm chiếm các tế bào biểu bì của cây, đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Sự phát triển của bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng được thúc đẩy bởi mức độ ánh sáng thấp, độ ẩm cao, nhiệt độ vừa phải (18 - 32°C) và lượng mưa dao động từ 1500 - 2500 mm mỗi năm.