Lúa nước

Bệnh đốm nâu hại lúa

Cochliobolus miyabeanus

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm mô chết tròn màu nâu, ngay giữa đốm có màu xám ngả trắng và các mép đốm màu hơi đỏ, xuất hiện trên cây trưởng thành.
  • Thân và lá bạc màu, chuyển dần sang màu vàng và héo úa đi.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Bệnh có nhiều triệu chứng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, sự xuất hiện các đốm tròn hay bầu dục màu nâu với một quầng màu vàng xuất hiện trong giai đoạn lúa đẻ nhánh là dấu hiệu nhiễm bệnh dễ nhận ra hơn cả. Khi các đốm lớn dần, điểm giữa của chúng chuyển sang màu xám và mép của chúng chuyển sang màu nâu hơi đỏ. Bạc màu thân cũng là một triệu chứng đặc trưng. Đối với các giống mẫn cảm với bệnh này, các vết tổn thương có thể đạt đến độ dài 5 – 14 mm và có thể khiến lá héo úa. Đối với các giống có sức đề kháng, các tổn thương có màu vàng đến nâu và có kích cỡ như đầu kim. Bông nhiễm bệnh dẫn đến tình trạng giai đoạn đầy hạt không trọn vẹn hoặc bị phá vỡ, dẫn đến hậu quả giảm chất lượng hạt.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Hãy đảm bảo các hạt giống không bị nhiễm nấm. Nên ngâm hạt giống trong nước nóng (53 - 54°C) 10 – 12 phút. Để cải thiện kết quả, hãy ngâm hạt giống suốt 8 giờ trong nước lạnh trước khi xử lý bằng nước nóng.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bệnh này là sử dụng các loại thuốc diệt nấm (ví dụ như iprodione, propiconazole, azoxystrobin, trifloxystrobin) để xử lý hạt giống.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ loài nấm có tên khoa học là Cochliobolus miyabeanus. Loài nấm này có thể sinh tồn trong hạt giống suốt hơn bốn năm và lây lan từ cây này sang cây khác nhờ các bào tử phát tán trong không khí. Các bộ phận của cây bị nhiễm nấm còn lại trong cánh đồng và cỏ dại cũng là những cách lan truyền thông thường của loài nấm này. Các đốm nâu có thể xuất hiện tại mọi giai đoạn của vụ mùa, nhưng quá trình nhiễm bệnh để lại hệ quả đáng ngại hơn cả là từ giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa đến giai đoạn hạt đang chín. Bệnh này thường xảy ra ở những cánh đồng thiếu sự quản lý chế độ bón phân cho đất, chủ yếu là do thiếu các chất vi lượng. Việc khống chế bệnh đốm nâu đã đạt được thành quả rất lớn thông qua cách bón các loại phân chứa si-líc. Việc sử dụng hỗn hợp phân chuồng và các loại phân hóa học cũng phần nào làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Độ ẩm cao (86-100%), lá bị ẩm ướt kéo dài và nhiệt độ cao (16-36°C) là những điều kiện rất thích hợp cho loài nấm này phát triển.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Đối với các loại đất có hàm lượng si-líc thấp, hãy bón xỉ canxi silicat trước khi trồng.
  • Sử dụng các hạt giống từ các nguồn có chứng nhận, nếu có.
  • Trồng các giống các sức đề kháng tốt, nếu có tại khu vực của bạn.
  • Đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng cho cây và giám sát chất dinh dưỡng trong đất thường xuyên.
  • Thăm đồng thường xuyên để nhận diện và không nhầm lẫn với bệnh đạo ôn cũng như phát hiện các dấu hiệu bệnh tật từ giai đoạn lúa đẻ nhánh.
  • Đồng thời tập trung chăm sóc và duy trì đầu tư nước tưới hợp lý từ 2 - 5cm.

Tải xuống Plantix