Lúa nước

Bệnh đạo ôn ở Lúa

Magnaporthe oryzae

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Trên lá có các vết bệnh, khi mới xuất hiệt hình đầu ghim, sau to dần hình bầu dục, elip, và hình thoi là vết bệnh điển hình, viền tối, các vết bệnh có thể liên kết với nhau gây khô lá.
  • Các đốt thân cũng có thể có biểu hiện của triệu chứng.Bệnh có thể gây hại cCây non hoặc cây mạ, gây chết cây.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Bệnh đạo ôn ở lúa ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận nằm trên mặt đất của lúa: phiến lá, cổ lá, đốt thân, cổ gié, cổ bông và đôi khi cả bẹ lá. Lá xuất hiện các đốm có dạng hình bầu dục hay dạng hình thoi, vàng úa ngả xanh nhợt. Vết bệnh điển hình trên lá có dạng hình thoi. Đường viền vết bệnh ban đầu mầu xanh đậm, sau chuyển mầu nâu đỏ, Đường viền bên ngoài các đốm tổn thương ấy là phần mô chết trong khi phần giữa vết bệnh thường có màu trắng hoặc nâu do bị hoại tử. Kích cỡ của các đốm tổn thương ấy tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của lúa, giống lúa và thời gian nhiễm bệnh. Khi các đốm tổn thương ấy phát triển, lá khô héo dần. Nếu các điểm nối giữa phiến lá và bẹ lá bị nhiễm bệnh, hiện tượng thối cổ lá có thể xuất hiện và phần lá phía trên điểm nối sẽ chết. Các đốt thân cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều đó dẫn đến triệu chứng các đốt thân hóa nâu và gãy thân, đôi khi khiến mạ hay lúa non chết hoàn toàn. Tình trạng nhiễm bệnh đạo ôn nghiêm trọng ở các giai đoạn phát triển sau này ở lúa sẽ làm diện tích lá xanh bị giảm thiểu, khiến quá trình làm mẩy hạt và năng suất lúa bị ảnh hưởng. Đây là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất ở lúa.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến thời điểm này, chưa có biện pháp sinh học nào có hiệu quả trong kiểm soát bệnh này được bán trên thị trường. Các công trình thử nghiệm đang được tiến hành để kiểm tra công dụng của các sản phẩm có nguồn từ các loài vi khuẩn Streptomyces hay Pseudomonas đối với loài nấm này và đối với khả năng lây nhiễm của bệnh đạo ôn ở lúa.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Xử lý hạt giống bằng thuốc diệt nấm thiram có hiệu quả phòng chống bệnh này. Các loại thuốc diệt nấm có chứa azoxystrobin hay các thành phần hoạt chất thuộc nhóm triazoles hay strobilurins,Tricyclazole, Isoprothiolane, Fenoxanil, Propiconazole cũng có thể được sử dụng để phun trên ruộng mạ, trên đồng lúa ở các giai đoạn đẻ nhánh hay trổ gié để kiểm soát loại bệnh hại này. Một hoặc hai loại thuốc diệt nấm kể trên có thể được sử dụng khi lúa trổ bông có thể đạt hiệu quả khống chế bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng của bệnh đạo ôn do loài nấm Magnaporthe grisea gây ra. Loài nấm này cũng gây thiệt hại cho các loài cây lương thực khác như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và kê trân châu. Loài nấm này có thể sinh tồn trên rơm rạ sau khi thu hoạch, vì thế tiếp tục lan truyền ở mùa vụ kế tiếp. Nhìn chung, các loài cây trồng thường ít bị nhiễm mầm bệnh khi chúng đã trưởng thành. Bệnh này phát triển thuận lợi ở nhiệt độ mát, mưa thường xuyên và độ ẩm không khí cao . Lá chịu ẩm trong thời gian dài cũng là một điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 24-28°C, ẩm độ không khí trên 80%, trời âm u, mưa phùn như điều kiện mùa xuân ở Miền Bắc Việt Nam. Đối với lúa rẫy, ruộng có khuynh hướng chịu sương (do nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có sự chênh lệch ở mức độ cao) thường có nguy cơ bị nhiễm bệnh này. Cuối cùng, lúa gieo trên đất giàu đạm và nghèo si-líc có khuynh hướng dễ bị nhiễm bệnh này.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các nguồn hạt giống khỏe mạnh hoặc được chứng nhận.
  • Trồng các giống kháng bệnh hiện có tại khu vực của bạn.
  • Các giống này phải phù hợp với chân đất tại địa phương cũng như năng suất cao và chất lượng tốt.
  • Tránh bón thừa phân đạm và nên chia lượng phân đạm thành hai hay nhiều phần để bón khoảng 80-100kg N/ha là đủ.
  • Tránh cho lúa bị khô hạn bằng hệ thống tưới tiêu hiệu quả.
  • Duy trì mức độ ngập nước hợp lý tùy theo nhu cầu nước của từng giai đoạn sinh trưởng để lúa phát triển thuận lợi.
  • Giữ cho đồng lúa đủ nước và tránh thoát nước khỏi đồng.
  • Khống chế các loài cỏ dại và cây ký chủ trung gian.
  • Bón phân si-líc nếu xác định đất ruộng thiếu si-líc.
  • Nguồn cung cấp si-líc rẻ là rơm rạ của các giống lúa có hàm lượng si-líc cao.
  • Tiêu hủy tất cả các bộ phận của lúa bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa chúng mang mầm nhiễm nấm trên đồng.
  • Lên kế hoạch luân canh là biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm thiểu số lượng quần thể của loài nấm gây bệnh này.
  • Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu gom, tiêu diệt lúa rày-lúa chét, cỏ dại mọc ven bờ là nơi lưu tồn và lây lan mầm bệnh sau này.

Tải xuống Plantix