Mycosphaerella
Nấm
Đốm tròn trên cả hai mặt của lá. Đốm lá sớm được đặc trưng bởi các thương tổn mịn màu nâu nhạt, thường được bao quanh bởi quầng sáng màu vàng. Đốm lá muộn được đặc trưng bởi các thương tổn màu nâu sẫm hoặc đen và quầng sáng hiếm khi xuất hiện. Khi bệnh tiến triển, các đốm chuyển sang màu sẫm hơn và ngày càng lớn hơn (tới 10 mm), và bắt đầu xuất hiện ở lá trên, thân và tia củ. Trong trường hợp đốm lá sớm, đôi khi có thể quan sát thấy sự phát triển của nấm có màu bạc giống như sợi tóc, trên đỉnh của lá. Nếu điều kiện môi trường thuận lợi, cuối cùng lá sẽ rụng và thân và tia củ bị suy yếu. Rụng lá làm suy yếu cây và năng suất củ. Tổn thất thu hoạch tăng lên khi tia củ bị nhiễm bệnh mất sức và gãy trong quá trình nhổ và đập khi thu hoạch.
Các vi khuẩn chống nấm Bacillus Circulans và Serratia marcescens có thể được phun lên lá để giảm tỷ lệ mắc bệnh đốm lá muộn trên lạc
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Có thể phun lá với thuốc diệt nấm có chứa chlorothalonil, tebuconazole, propiconazole azoxystrobin, pyraclostrobin, fluoxastrobin hoặc boscalid để kiểm soát cả hai bệnh. Ví dụ, phun 3g/lít mancozeb hoặc 3g/lít chlorothalonil khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và nếu cần thiết thì phun lại sau 15 ngày
Bệnh đốm lá sớm và muộn là hai bệnh khác nhau có triệu chứng giống nhau xuất hiện ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây, nên chúng có tên gọi tương ứng như vậy. Chúng được gây ra bởi nấm Mycosphaerella arachidis (đốm lá sớm) và Mycosphaerella berkeleyi (đốm lá muộn). Cây lạc là cây ký chủ duy nhất được biết đến. Nguồn truyền bệnh chính thực sự là tàn dư các cây lạc trước đó. Độ ẩm cao (sương), mưa lớn (hoặc tưới trên cao) và nhiệt độ ấm áp (trên 20°C) trong thời gian dài thúc đẩy sự lây nhiễm và tiến triển của bệnh. Bệnh đốm lá muộn và sớm là những bệnh nghiêm trọng nhất của cây lạc trên toàn thế giới và có thể gây ra tổn thất năng suất củ nghiêm trọng, từng cây hoặc toàn bộ.