Cà chua

Bệnh héo muộn ở Cà chua

Phytophthora infestans

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm nâu bắt đầu từ mép lá.
  • Mặt dưới lá phủ đầy màu trắng.
  • Các vết nhăn nheo màu xám hoặc nâu xuất hiện trên lá.
  • Thịt quả cứng lại và quả thối rữa.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Cà chua

Triệu chứng

Các đốm màu xanh nâu xuất hiện trên mép lá và đầu lá. Về sau, phần lớn phiến lá chuyển sang màu nâu hoàn toàn. Trong thời tiết ẩm ướt, các thương tổn ở mặt dưới lá có thể bị phủ bởi một lớp mốc xám ngả trắng phát triển; đó là dấu hiệu phân biệt giữa mô lá khỏe mạnh và mô lá chết. Khi bệnh tiến triển, tán lá chuyển sang màu nâu, uốn quăn và khô đi. Ở một số trường hợp, các đốm nâu có ranh giới rõ ràng và lớp phủ màu trắng cũng xuất hiện trên thân, cành và cuống lá. Các vết nhăn nheo màu xanh xám chuyển sang màu nâu sẫm xuất hiện trên quả. Ở các đốm ấy, thịt quả chai cứng lại.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến thời điểm này, chưa có ghi nhận về bất cứ biện pháp kiểm soát sinh học nào có hiệu quả đối với bệnh héo muộn. Để tránh lây lan bệnh, hãy loại bỏ và tiêu hủy các cây quanh khu vực cây bị nhiễm bệnh ngay lập tức và không tạo phân trộn hữu cơ từ các bộ phận của cây đã bị nhiễm bệnh.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Phun các loại thuốc diệt nấm có gốc mandipropamid, chlorothalonil, fluazinam, mancozeb để đối phó với bệnh héo muộn. Nhìn chung, chỉ cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm vào thời điểm bệnh xuất hiện trong năm khi có mưa hoặc thực hành tưới trên cao.

Nguyên nhân gây bệnh

Khả năng nhiễm nấm xảy ra cao nhất vào giữa mùa hè. Nấm xâm nhập vào cây thông qua các vết thương và vết rách trên cây. Nhiệt độ và độ ẩm là các yếu tố môi trường quan trọng nhất có khả năng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bệnh này. Các loài nấm gây bệnh héo muộn phát triển mạnh nhất trong điều kiện độ ẩm tương đối cao (khoảng 90%) và nhiệt độ từ 18 đến 26°C. Thời tiết khô và ấm có thể khiến bệnh dừng tiến triển.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Mua hạt giống lành mạnh từ các đại lý đáng tin cậy.
  • Trồng các giống cây có sức chịu bệnh cao.
  • Không nên trồng cà chua và khoai tây cạnh nhau.
  • Giữ cây khô ráo thông qua hệ thống thoát nước và thông gió của vườn cây.
  • Nên lắp đặt một hệ thống che mưa đơn giản bằng vải dầu trong suốt được chống đỡ bằng các cọc gỗ.
  • Các loại phân bón có chứa silic có thể giúp cây tăng sức đề kháng đối với nấm mốc, đặc biệt là trong giai đoạn cây con.
  • Không nên tưới nước muộn trong ngày và nên tưới sát mặt đất.
  • Khử trùng dụng cụ và trang thiết bị làm vườn.
  • Nên luân canh trong hai đến ba năm với các loài cây không phải là ký chủ của nấm.

Tải xuống Plantix