Đậu

Bệnh thán thư hại đậu

Colletotrichum lindemuthianum

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Các đốm tròn, lõm, màu nâu sẫm ngả sang màu đen, xuất hiện trên lá và thân.
  • Các vết tổn thương dạng góc cạnh, màu đỏ gạch ngả sang màu đen, xuất hiện trên gân lá và cuống lá.
  • Các vết tổn thương tròn màu nâu sáng ngả sang màu gỉ sét, có viền đen bao quanh, xuất hiện trên quả và thân.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu

Triệu chứng

Những cây con nẩy mầm từ các hạt giống đã nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm tròn lõm, màu nâu sậm ngả đen, ở lá và thân. Những cây con ấy phát triển kém và có thể chết sớm hoặc còi cọc. Trong quá trình lây nhiễm thứ phát, gân lá và cuống lá xuất hiện các tổn thương dạng góc cạnh, có màu đỏ gạch ngả đen, ban đầu ở mặt dưới lá, về sau xuất hiện cả ở mặt trên lá. Các tổn thương tròn, màu nâu sáng ngả màu gỉ sét, có viền màu đen, xuất hiện trên quả và thân. Ở các quả bị nhiễm nặng, các vết tổn thương ấy có thể co rút, nhăn nhúm và biến dạng nhẹ, tạo ra các mảng thối rữa lõm xuống. Các hạt nhiễm bệnh thường bị biến màu và phát triển thành các khối thối mục màu nâu hay đen. Các loài đậu phổ biến rất mẫn cảm với loại bệnh này.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Cứ mỗi 7 đến 10 ngày, sử dụng các loại chiết xuất dầu sầu đâu trong suốt thời kỳ ấm nhất của mùa gieo trồng có thể hạn chế quá trình phát triển của nấm. Các chất sinh học cũng có thể kiểm soát được quá trình lây nhiễm loại bệnh hại này. Ví dụ, các chất kiểm soát sinh học từ nấm Trichoderma harzianum và vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có thể hạn chế sự phát triển của loài nấm hại Colletotrichum lindemuthianum này nếu được sử dụng để xử lý hạt giống. Ngâm hạt giống vào nước nóng (50°C) suốt 10 phút dể tiêu diệt mầm bệnh nấm ở hạt.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Phun lên lá cây trồng các loại thuốc diệt nấm để xử lý hạt giống có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh trên ruộng đậu nhưng hiếm khi đạt hiệu quả về mặt kinh tế. Nên sử dụng các loại thuốc diệt nấm có chứa mancozeb, chlorothalonil, flutriafol, penconazole, hoặc các sản phẩm có gốc kim loại đồng khi vòm lá đang khô.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thán thư hại đậu xuất phát từ một loài nấm hại có tên khoa học là Colletotrichum lindemuthianum. Đây là một mầm bệnh tồn tại trên hạt nhưng cũng có thể sinh tồn trên các tàn dư của cây trồng và các loài cây ký chủ thay thế. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, nấm phóng thích các bào tử phát tán khắp ruộng vườn nhờ gió và mưa. Các mức nhiệt độ từ mát mẻ đến ôn hòa (13 - 21°C) kết hợp với các thời kỳ ẩm ướt, vòm lá ẩm và lượng mưa thường xuyên là điều kiện thuận lợi đối với vòng đời phát triển của nấm cũng như quá trình phát triển của loại bệnh hại này. Do loài nấm này phát tán theo nước, chúng cũng có thể lây lan thông qua các vết thương tổn cơ học trên cây được hình thành trong quá trình canh tác khi vòm lá còn ẩm ướt. Loài nấm này có thể tấn công quả đậu và ảnh hưởng đến các lá mầm cũng như vỏ hạt.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Hãy sử dụng các hạt giống từ cây trồng lành mạnh hoặc từ các nguồn cung đã được chứng nhận.
  • Chọn trồng các giống có sức chống chịu cao.
  • Duy trì môi trường thoáng khí giữa các cây.
  • Thường xuyên giám sát ruộng vườn và cây trồng để phát hiện bất cứ dấu hiệu bệnh nào.
  • Không nên để cỏ phát triển gần nơi trồng đậu vì các loài cỏ dại cũng là những cây ký chủ thay thế của mầm bệnh này.
  • Vệ sinh ruộng vườn sạch sẽ.
  • Tránh làm việc trên ruộng vườn khi tán lá còn ướt.
  • Cày sâu để vùi các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh xuống lòng đất sau khi thu hoạch.
  • Cứ 2 đến 3 năm một lần, luân canh đậu với các loài cây trồng không phải là ký chủ của mầm bệnh này.
  • Giữ kho lưu hạt giống sạch sẽ để phòng tránh mầm bệnh lây lan đến các hạt giống lành mạnh.

Tải xuống Plantix