Anh đào

Bệnh thối nâu

Monilinia laxa

Nấm

Tóm lại

  • Hoa héo rủ và chuyển sang màu nâu, đính vào cành thành một khối nhựa dính.
  • Các mảng màu nâu mềm trên quả.
  • Quả khô đét.
  • Quả lưu giữ trong kho có thể chuyển sang màu đen.

Cũng có thể được tìm thấy ở

7 Cây trồng
Hạnh nhân
Táo
Anh đào
Hiển thị thêm

Anh đào

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh này thay đổi tùy theo hoa màu và có đặc điểm chủ yếu là một đợt hoa tàn lụi và một giai đoạn thối quả. Triệu chứng đầu tiên của tình trạng hoa tàn lụi là hoa khô héo, chuyển sang màu nâu và thường bám vào cành thành một khối nhựa dính. Quá trình lây nhiễm có thể lan sâu vào cành hoa ấy và làm vỏ cành bị bong ra. Nếu các chồi không chết và rụng hoàn toàn, quá trình lây nhiễm sẽ chuyển từ hoa sang các lá và quả đang phát triển. Lá khô kiệt nhưng vẫn lưu lại trên cây suốt cả năm. Quá trình thối rữa quả có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ quả trên cây cũng như trong kho chứa. Các mảng mềm màu nâu xuất hiện trên quả. Khi các mảng này lan ra, các nốt mụn màu trắng hoặc vàng phát triển trên những khu vực nhuốm màu nâu nhạt, đôi khi dưới dạng các vòng tròn đồng tâm. Quả nhiễm bệnh mất nước dần, thối rữa rồi khô đét trên cây. Những quả được lưu trong kho có thể không có các nốt mụn nói trên nhưng có thể chuyển sang màu đen hoàn toàn.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Loại trừ các tác nhân gây thương tổn cho cây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để khống chế giai đoạn thối rữa quả. Kiểm soát các loài côn trùng và chim chóc có khả năng mang mầm bệnh hay tạo ra các vết thương trên quả cũng là một phương cách có thể giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh hại này. Có thể kiểm soát hoạt động của chim chóc bằng các loại bù nhìn. Nên chú ý phát hiện và tiêu hủy các tổ ong bắp cày. Cần quan tâm đặc biệt trong công tác đóng gói và bảo quản quả vì loài nấm này có thể lan truyền từ quả này sang quả khác.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể hãy luôn xem xét sử dụng phương thức kết hợp các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp xử lý sinh học. Anh đào là loài cây có quả hạch ít mẫn cảm nhất đối với bệnh hại này và không cần phải phun thuốc phòng ngừa trừ khi thời tiết đặc biệt thuận lợi cho quá trình lây nhiễm của loài nấm này hoặc vườn trồng có tiền sử gặp phải loại bệnh hại này. Một trong hai lần sử dụng các loại thuốc diệt nấm có gốc difenoconazole và fenhexamid có thể đạt hiệu quả. Khi quá trình lây nhiễm đạt đến giai đoạn cuối, không có khả năng tiêu diệt sạch nấm gây hại. Hãy sử dụng một loại thuốc diệt nấm mang tính phòng ngừa sau khi gặp phải các điều kiện thời tiết bất lợi như mưa đá. Khống chế côn trùng có thể là một giải pháp quan trọng đáng để cân nhắc vì loài nấm Monilia laxa laxa thường lan truyền thông qua các vết thương tổn trên các bộ phận của cây trồng.

Nguyên nhân gây bệnh

Loài nấm Monilia laxa có thể gây hại cho nhiều cây ký chủ khác nhau, đặc biệt là các loài cây có quả hạch như hạnh nhân, táo, mơ, anh đào, đào, mận hay mộc qua. Loài nấm này sống qua mùa đông trong lá khô hay xác quả khô còn ở trên cây. Bào tử của chúng phát tán nhờ gió, nước hay côn trùng. Điều kiện thuận lợi cho quá trình lây nhiễm của loài nấm này là sự tồn tại của những vết thương tổn trên quả (do chim chóc hay côn trùng gây ra) hoặc qua tiếp xúc giữa các bộ phận đã nhiễm nấm với các bộ phận khỏe mạnh. Độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiều sương, các mức nhiệt độ ôn hòa (15-25°C) trong giai đoạn cây nở hoa là điều kiện thuận lợi cho quá trình lây nhiễm. Đặc biệt, sự phát triển của các nốt mụn trên quả thường được phát hiện trong các điều kiện như thế. Các triệu chứng ở quả xuất hiện từ vào giữa mùa hè trở đi, cho dù quả còn đang ở trên cây hay được bảo quản trong kho. Quả được bảo quản trong kho có thể chuyển sang màu đen hoàn toàn mà không có các nốt mụn. Do có rủi ro lây lan cao, bệnh hại này có thể gây ra các tổn thất đáng kể đối với quả còn đang ở trên cây hay được bảo quản trong kho.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng nguyên liệu trồng khỏe mạnh từ các nguồn được chứng nhận.
  • Cung cấp dinh dưỡng tốt cho cây trồng cùng với chế độ tưới nước hợp lý.
  • Tạo hệ thống thoát nước và thông gió hiệu quả cho vườn tược.
  • Sử dụng các loại lưới để giảm thiểu thiệt hại do chim chóc gây ra.
  • Giám sát vườn thường xuyên, cắt tỉa và tiêu hủy các cành nhánh đã bị hư hại hay xác quả khô.
  • Tránh gây tổn thương và làm nứt quả.
  • Nên cắt tỉa cây muộn bằng cách sử dụng các phương pháp gia tăng độ thoáng khí cho vòm lá.
  • Cày sâu để chôn vùi các tàn dư cây trồng dưới mặt đất.
  • Đảm bảo kho phòng lưu giữ quả luôn sạch sẽ.
  • Lưu giữ quả trong kho phòng sạch, khô, có nhiệt độ vào khoảng 5°C.
  • Lưu ý không kéo đứt cuống quả ra khỏi quả khi thu hoạch.
  • Làm tốt công tác vệ sinh chung cho vườn tược có thể giảm thiểu khả năng lây nhiễm loại bệnh hại này.
  • Thường xuyên kiểm tra quả lưu giữ trong kho và tiêu hủy những quả đã bị hư hoại.

Tải xuống Plantix