Chăm sóc
Ớt là loại cây ra hoa thuộc họ cây cà dược. Nó có xuất xứ từ châu Mỹ (di tích của việc trồng trọt loại cây này được tìm thấy xuất hiện vào 3000 năm trước Công Nguyên tại Mê-hi-cô) và đã được du nhập và gieo trồng tại những phần còn lại của thế giới từ thế kỷ thứ 16. Ngày nay, 50% sản lượng ớt trên thế giới được cung ứng bởi Trung Quốc, sau đó là Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Hy Lạp.
Đất
Ớt có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất ở loại đất sâu, nhiều mùn và thoát nước tốt. Độ pH của đất phù hợp nằm trong khoảng 5,5 – 7. Rễ cái của ớt có thể phát triển mạnh và đâm sâu vào lòng đất (dưới 1m). Đất có độ dốc không đổi là điều kiện lý tưởng vì dễ thoát nước, nhưng không phải là yếu tố thiết yếu. Những chỗ đất lún trên cánh đồng có thể bị ngập úng.
Khí hậu
Điều kiện lý tưởng cho ớt phát triển là địa điểm trồng có loại đất mùn, ấm, nhiều nắng, nhiệt độ lý tưởng là 21 - 29 °C, ẩm ướt, nhưng không ngập úng. Đất ẩm ướt quá độ có thể khiến cho cây giống non bị chết úng và hạt giốngnảy mầm kém. Ớt chịu đựng được (nhưng không ưa thích) nhiệt độ dưới 12 °C và rất nhạy cảm với sương giá. Quá trình ra hoa của ớt có sự liên hệ chặt chẽ với của độ dài ngày. Hoa có thể tự thụ phấn. Tuy nhiên, ở nhiệt độ rất cao (33 °C đến 38 °C), phấn hoa mất khả năng sống sót, và hoa cũng có xu hướng khả năng thụ phấn không thành công.